Từ khi Triều Tiên bị gia tăng áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn. Triều Tiên dường như hành động liều lĩnh hơn và khoa trương hơn về sức mạnh hạt nhân. Có ba lư do rất đáng lo ngại về mối nguy hiểm Triều Tiên.
Vừa qua, Triều Tiên gửi thư ngỏ đến một số quốc hội để công bố nước này chính thức trở thành một cường quốc hạt nhân đầy đủ, và rằng bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm tiêu diệt Triều Tiên có thể dẫn đến “thảm họa hạt nhân khủng khiếp”.
Điều đáng chú ư là B́nh Nhưỡng cũng đă lần đầu tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Về mặt lư thuyết, quốc gia này có khả năng tấn công lục địa Mỹ và thậm chí cả Australia. Một phân tích của ABC News cho biết có ba lư do khiến cộng đồng quốc tế nên lo lắng về B́nh Nhưỡng:
Thứ nhất, Triều Tiên ngày nay thử tên lửa và hạt nhân nhiều hơn
Kim Nhật Thành (Kim Il Sung), lănh đạo đầu tiên của Triều Tiên, từng tiến hành 15 vụ thử tên lửa. 11 vụ trong số đó là tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud-B và Scud-C với tầm bắn tối đa 500 km; 3 vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong với tầm bắn tối đa khoảng 1.500 km; và một vụ thử tên lửa không được xác định.
Sau khi Kim Nhật Thành qua đời năm 1994, con trai ông là Kim Jong-il đă tiến hành 16 vụ thử tên lửa. Chế độ Triều Tiên lúc đó đă có bước tiến vượt bậc khi thử các phương tiện phóng không gian (SLV). Năm 1998, Triều Tiên lần đầu tiên thử một phương tiện như vậy, nhưng Taepedong-1 đă thất bại trong khi bay qua Nhật Bản. Sau đó, Triều Tiên c̣n tiến hành thêm một vụ thử SLV khác (Taepedong-2) nhưng cũng thất bại.
Trong thời gian Kim Jong-il nắm quyền, Triều Tiên đă tiến hành thêm 7 vụ thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn và 6 vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung. Năm 2006, Triều Tiên đă thử bom nguyên tử lần đầu tiên, tiếp đó là một vụ thử khác vào năm 2009.
Khi Kim Jong-il qua đời năm 2011, con trai thứ ba của ông là Kim Jong-un lên nắm quyền. Kể từ đó đến nay, Kim Jong-un đă tiến hành 85 vụ thử tên lửa.
Thứ hai, tốc độ tiến bộ kỹ thuật
Các lănh đạo tiền bối của Kim Jong-un chủ yếu thử các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung chỉ có khả năng bắn tới các nước láng giềng. Kể từ năm 2012, B́nh Nhưỡng đă mở rộng kho vũ khí của ḿnh với những loại tên lửa đạn đạo tầm trung bắn xa hơn và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Chế độ này cũng đă t́m cách phát triển khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ một tàu ngầm.
Kim Jong-un đă cho thử một số lượng lớn các tên lửa tầm ngắn và tầm trung, đa số các thử nghiệm đều được dành cho công nghệ tên lửa tầm xa. Tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên có tầm hoạt động khoảng 1.200 km, trong khi tàu ngầm lớp Sinpo có thể phóng tên lửa với tầm bắn 4.000 km.
Các vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triền Tiên trong năm 2017 cho thấy chúng có thể đạt tầm bắn 8.500 km và 10.000 km, đủ để tấn công đất liền Mỹ và thậm chí cả Australia.
Kể từ năm 2012, chế độ B́nh Nhưỡng cũng đă tiến hành 4 vụ thử bom nguyên tử có sức công phá ngày càng lớn. Vụ thử mới nhất mạnh gấp nhiều lần so với quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki trong Chiến tranh Thế giới II.
Thứ ba, chuẩn bị cho khả năng chiến tranh?
Không chỉ số lượng các vụ thử hạt nhân và tên lửa tăng lên nhanh chóng mà ngay cả số lượng các băi thử cũng tăng. Kim Nhật Thành chỉ sử dụng hai băi thử để tiến hành các vụ phóng, và 14 trong tổng số 15 vụ thử diễn ra tại Băi phóng vệ tinh Tonghae.
Dưới thời Kim Jong-il, 13 trong tổng số 16 vụ thử được tiến hành tại căn cứ quân sự Kittaeryong, và 3 vụ thử khác tại Tonghae. Tuy nhiên, lănh đạo đương nhiệm Kim Jung-un đă tiến hành các vụ thử nằm rải rác khắp nơi trên đất nước và chỉ có Tonghae không được sử dụng làm băi thử nữa.
Theo Tổ chức Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân (NTI), điều này thể hiện một sự thay đổi đáng kể trong phát triển tên lửa của Triều Tiên. NTI cho rằng những xu hướng này rơ ràng đă trở nên ngày càng đáng lo ngại. Triều Tiên đă và đang tiến hành các cuộc diễn tập, phù hợp với mục đích của nước này là triển khai vũ khí hạt nhân cho các đơn vị tên lửa trên khắp đất nước.
Nói tóm lại, chế độ này đang đào tạo quân đội để chuẩn bị cho khả năng chiến tranh hạt nhân, khiến các nước láng giềng gần như Nhật Bản và Hàn Quốc gặp rủi ro lớn nhất.