Kiểm soát toàn bộ khu vực sông Mekong, Trung Quốc một tiếng nói lớn hơn trong việc sử dụng các nguồn lực quan trọng của ḍng sông, và tạo đ̣n bẩy áp lực chính trị lên các quốc gia khác. Có thể nh́n thấy cách mà TQ giành quyền kiểm soát là sử dụng sức mạnh kinh tế của ḿnh bằng các dự án thủy điện liên doanh.
Trung Quốc đang dần tăng cường quyền kiểm soát sông Mekong bằng các dự án thủy điện liên doanh.
“Sức ảnh hưởng toàn diện này của Trung Quốc ở khu vực sông Mekong vẫn chưa được chứng minh, nhưng nếu được thực hiện, sẽ có khả năng gây ra nạn đói, bất ổn dân sự và có nhiều nguy cơ khác liên quan đến chính trị", ông Elliot Brennan, một nhà nghiên cứu tại Viện An ninh & Phát triển Chính sách tại Bangkok, cho biết.
Ông Elliot Brennan cho rằng, ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với hệ thống sông Mekong, thông qua các đập thượng lưu và các đập liên doanh trên ḍng sông này là một phần của chiến lược "cắt lát salami" của quốc gia này ở Đông Nam Á. "Đây là chiến lược xây dựng một chuỗi các đảo nhân tạo, cơ sở hạ tầng và khả năng quân sự của Trung Quốc", ông Elliot Brennan cho biết.
Dù không căng thẳng như tranh chấp tại Biển Đông, nhưng sông Mekong có tầm quan trọng lớn hơn. Bởi v́ ḍng sông này như một tuyến hàng hải chính ra biển, tưới tiêu cho các vựa lúa Đông Nam Á, tạo ra một hệ sinh thái khổng lồ với tài nguyên cá phong phú, và cũng là một điểm đến du lịch.
Ở cả song Mekong và biển Đông, Trung Quốc đều đang triển khai chiến thuật "cây gậy" (áp lực quân sự và ngoại giao) và "củ cà rốt" (đầu tư). Trong khi các doanh nghiệp của quốc gia này tham gia tài trợ cho việc mở rộng mạng lưới đập dọc theo sông Mekong, Trung Quốc cũng t́m cách tối đa hóa tiếng nói quyết định của ḿnh về cách vận hành toàn bộ con sông.
Trước đây, Ủy ban sông Mekong (MRC) đang quản lư ḍng sông giữa Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó đă thay đổi vào năm 2016, khi Trung Quốc chính thức ra mắt Cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (LMCM) và nhấn mạnh LMCM là “một phần quan trọng” của sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN.
Thay v́ làm việc với MRC, Trung Quốc tập trung xây dựng LMCM thành một cơ quan giúp thúc đẩy sự phát triển của miền Tây Trung Quốc, và bổ sung cho Sáng kiến "Vành đai, Con Đường" thông qua việc mở rộng các tuyến thương mại đường bộ và hàng hải đến châu Âu.
Trong khi đó, phần lớn các quốc gia thành viên ASEAN đă kiềm chế không chỉ trích Trung Quốc v́ những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trung Quốc nhất quyết rằng họ sẽ giải quyết các tranh chấp lănh thổ với các quốc gia Đông Nam Á trên cơ sở song phương, chứ không phải thông qua ASEAN.
Sự hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc cho Campuchia và Lào nói riêng đă giúp Bắc Kinh tác động đến ư kiến của các quốc gia này trong ASEAN. “Các nhà lănh đạo của Lào và Campuchia cảm thấy họ không thể từ chối sự đầu tư này của Trung Quốc", ông Matt Busch, một nhà nghiên cứu trong chương tŕnh Đông Á của Viện Lowy cho biết.
"Dù vậy, phạm vi địa lư của sông Mekong phản ánh hệ thống phân cấp địa chính trị của khu vực: một Trung Quốc hùng mạnh ở vùng thượng nguồn, các quốc gia kém phát triển hơn ở hạ lưu", ông Busch nhận định.
Tuy nhiên, trong tương lai, khu vực này sẽ trở nên nóng hơn bao giờ hết khi Mỹ cũng tập trung vào Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong (LMI), một quan hệ đối tác được thành lập vào năm 2009 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm của 5 quốc gia ở Hạ lưu sông Mekong.
Tại một cuộc họp vừa qua ở Singapore, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đă khẳng định rằng các quốc gia Đông Nam Á là những đối tác chiến lược quan trọng mà Mỹ đang muốn tăng cường hợp tác chiến lược để gia tăng sự hiện diện của ḿnh tại khu vực này nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Therealrtz © VietBF