Căng thẳng trong cuộc sống là điều mà bất cứ ai cũng phải đối mặt. Nhưng làm cách nào để vượt qua nó là điều không phải ai cũng làm được. Thế nhưng với giới trẻ Hàn Quốc th́ họ lại chọn cách vào tù để ở. Khách sạn Prison Inside Me (tạm dịch: Nhà tù bên trong tôi) được thiết kế như một trại giam nằm ở TP.Hongcheon thuộc tỉnh Gangwon của Hàn Quốc. Các pḥng tại đây có h́nh dáng như xà lim với diện tích vỏn vẹn 5 m2. Trong mỗi pḥng có góc vệ sinh và cửa sổ nhưng không có gương soi. Để lưu trú tại đây, khách hàng phải trả 100.000 won (khoảng 2 triệu đồng) để trải nghiệm 24 giờ của cuộc sống tù nhân.
Nhà tù giả với tổng cộng 28 pḥng này được quảng cáo là giúp khách lưu trú trút bỏ mọi căng thẳng và phiền muộn trong cuộc sống, t́m thấy sự an yên trong tâm trí.Bước chân vào đây, “tù nhân” phải giao nộp điện thoại di động và đồng hồ. Sau đó, họ nhận vài vật dụng cơ bản như quần áo tù và một tấm thảm để ngủ, theo Reuters. Trước khi bị “nhốt” vào pḥng giam, họ được đi tham quan toàn bộ khuôn viên và học cách tập thiền. Suốt thời gian ở đây, khách được phục vụ 3 bữa ăn giản đơn ngay tại pḥng giam với các món như cháo, khoai lang hấp và sữa... Theo quy định, họ phải ăn một ḿnh trong pḥng giam. Ăn xong, họ chỉ cần đặt khay thức ăn ra ngoài hành lang thông qua khe cửa cũng như không được phép tṛ chuyện với nhau. Thiền là hoạt động phổ biến nhất được các “tù nhân” ưa chọn trong thời gian ở Prison Inside Me. Họ cũng có thể giết thời gian bằng những hoạt động giúp giảm căng thẳng khác như ngủ và viết thư. Cửa pḥng bị khóa trái từ bên ngoài song nếu muốn, họ vẫn được hướng dẫn cách mở cửa từ bên trong.
Park Hye-ri (28 tuổi) là một “tù nhân” quen mặt của Prison Inside Me. Là quản lư một chương tŕnh kinh doanh khởi nghiệp, cô chọn sử dụng dịch vụ này để tạm thoát khỏi căng thẳng trong công việc và sức ép lập gia đ́nh. “Lẽ ra tôi không nên ở đây v́ c̣n nhiều việc phải làm, song tôi quyết định tạm gác lại để nh́n lại bản thân ḿnh nhằm có cuộc sống tốt hơn”, cô gái đến từ TP.Incheon kể với Reuters.Hàn Quốc nổi tiếng là quốc gia có văn hóa học tập và làm việc mang tính cạnh tranh và rất áp lực nên không có ǵ ngạc nhiên khi giới sinh viên và nhân viên văn pḥng t́m kiếm những cách mới để đối phó căng thẳng. Ngay cả giới lănh đạo cũng lo ngại văn hóa làm việc quá sức đang bào ṃn sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người trẻ. Đó là lư do tại sao nước này đang áp dụng chính sách cắt giảm thời gian làm việc tối đa mỗi tuần, từ 68 giờ xuống c̣n 52 giờ nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động.Noh Ji-hyang, đồng sáng lập Prison Inside Me, cho biết t́nh trạng chồng bà thường xuyên làm việc hơn 100 giờ/tuần khiến bà nảy ra ư tưởng mở “nhà tù”. Noh kể chồng bà từng nói “thích được biệt giam trong một tuần để nghỉ ngơi”. Cũng theo lời bà Noh, mọi người ban đầu tỏ ra nghi ngại về Prison Inside Me song họ thay đổi quan điểm ngay sau khi “măn hạn tù”.
Bà cho biết thêm khách lưu trú chủ yếu là sinh viên và nhân viên văn pḥng. “Sau thời gian trải nghiệm, nhiều người nói đây không phải là nhà tù, nhà tù thực sự chính là nơi chúng tôi trở về”, bà Noh tường thuật lại lời một số khách hàng. Theo bà Noh, sau 24 giờ hoặc 48 giờ lưu trú ở Prison Inside Me, khách hàng sẽ nhận được giấy chứng nhận tự do trước khi trở lại “thế giới thực”.