Mặc dù chiếm đóng trái phép quần đào Hoàng Sa của Việt Nam nhưng Trung Quốc nghiễm nhiên coi đây là lănh thổ của họ. Việt Nam ngoài việc lên tiếng bằng miệng th́ cũng chỉ có khoanh tay mà nh́n TQ làm mưa làm gió mà thôi. Mới đây một Chi nhánh Ngân hàng Trung Quốc đă được khai trương trên đảo nhân tạo trái phép thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tờ Hải Nam nhật báo số ra ngày 7/2 đưa tin Ngân hàng Trung Quốc (BOC) ngày 6/2 đă khai trương trái phép chi nhánh tại cái gọi là Thành phố Tam Sa, thực chất là Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Phó Bí thư Đảng ủy BOC Vương Hi Toàn có mặt tại buổi khai trương tuyên bố BOC sẵn sàng tiếp tục phát huy ưu thế quốc tế hóa, đa nguyên hóa, chuyên môn hóa, thúc đẩy toàn diện hợp tác và cung cấp nguồn vốn và hỗ trợ chất xám nhiều hơn cho cái gọi là thành phố Tam Sa.
Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc mở chi nhánh ở đảo nhân tạo trái phép thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo ông Vương Hi Toàn, BOC chi nhánh Tam Sa được thành lập một năm trước và là cơ quan tài chính đầu tiên sau khi thành lập Tam Sa.
Trong suốt một năm qua, Ngân hàng Trung Quốc đã phát hành trái phép thẻ tín dụng IC Tam Sa Trường Thành, quyên góp 1,25 triệu Nhân dân tệ cho cái gọi là thành phố Tam Sa.
Trung Quốc đă xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ mục đích Quân sự của ḿnh trên Biển Đông dù luôn phủ nhận mưu đồ này.
Bằng chứng rơ ràng nhất là tại các Đá Chữ Thập, Đá Subi, Đá Vành Khăn đều thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đă bồi lấp, xây dựng trái phép thành đảo nhân tạo với đường băng dài 3.000m và các công tŕnh quân sự kiên cố.
Hồi tháng 6/2016, chính quyền đảo Hải Nam khẳng định tỉnh này sẽ vận hành các chuyến Du lịch thường xuyên đến Quần đảo Trường Sa bắt đầu từ năm 2020. Tập đoàn vận tải biển nhà nước COSCO của Trung Quốc lên kế hoạch mở tuyến du lịch trái phép đến quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trung Quốc c̣n từng ngang ngược tuyên bố muốn thành lập khu du lịch tại Biển Đông theo kiểu quần đảo Maldives nổi tiếng.
Tháng 7/2016, một ngày sau khi ṭa Quốc tế The Hague đưa ra phán quyết lịch sử, hai máy bay của hăng hàng không Phương Nam và Hải Nam đă bay trái phép từ Hải Khẩu tới đáp ở đá Vành Khăn và đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Hai hăng hàng không này đều là những doanh nghiệp nhà nước.
Trung Quốc c̣n có dự án xây trường học phi pháp tạo đảo Phú Lâm thuộc quyền quản lư của Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Trung Quoc ngang nguoc mo ngan hang tai Hoang Sa
Một ṭa nhà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc chủ quyền Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam đă nhiều lần lên tiếng phản đối các hoạt động phi pháp, trái với luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam của phía Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đặc biệt là việc thành lập và tiến hành các hoạt động liên quan đến cái gọi là "thành phố Tam Sa."
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải B́nh nhấn mạnh trong một tuyên bố vào tháng 10/2016: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lư và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa."
Những hành động phi pháp của phía Trung Quốc không thể thay đổi sự thực về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tái khẳng định.
Therealtz © VietBF