Triều Tiên đă thực hiện nhiều lần thử vũ khí hạt nhân. Tên lửa Triều Tiên nổ trên không được cho là rất đáng sợ. Vũ khí xung điện từ kích nổ một tên lửa ở độ cao 71 km thực sự khủng khiếp thế nào?
Triều Tiên đă sở hữu vũ khí xung điện từ?
Khi căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên gia tăng, nhiều người lo sợ rằng Triều Tiên sẽ sử dụng vũ khí có xung điện từ để tấn công nước Mỹ. Họ nói Triều Tiên có thể kích nổ vũ khí hạt nhân trên không trung và sóng xung kích sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp khi xuống đất.
Cách đây ít ngày, một quả tên lửa Triều Tiên đă phát nổ ở độ cao 71 km so với mặt đất. Các nhà quan sát phương Tây cho rằng đây là một vụ thử tên lửa thất bại, nhưng tờ Nikkei Asian Review của Nhật Bản lại nhận định có thể chính Triều Tiên kích nổ và đây là lời cảnh báo B́nh Nhưỡng gửi tới nước Mỹ về khả năng hủy diệt của vũ khí xung điện từ.
Tuy nhiên, các chuyên gia hạt nhân không đồng t́nh ư kiến này. Jeffrey Lewis, chuyên gia không phổ biến vũ khí hạt nhân, trả lời tờ Daily Mail rằng những thiết bị như vậy không thể tạo ra sóng xung kích đủ lớn và gây thiệt hại về người. Ông nói ư kiến cho rằng một cộng đồng xă hội sẽ bị hủy diệt nếu tên lửa kích nổ trên cao là “ngớ ngẩn”.
Chuyên gia này nhắc tới một vụ thử tương tự được Mỹ thực hiện năm 1962 mang tên “Starfish Prime”. Thời điểm đó, các nhà khoa học phóng tên lửa lên độ cao 400 km trên Thái B́nh Dương để kiểm nghiệm khả năng nổ trên không gian. Dự tính ban đầu cho rằng sóng xung kích có thể phá hủy các thiết bị quân sự dưới đất.
Tên lửa Triều Tiên trong một cuộc diễn tập.
Quả bom lớn hơn 100 lần bom nguyên tử thả xuống thành phố Nagasaki (Nhật Bản) nhưng thay v́ tạo ra hiệu ứng như mong đợi, quả bom nổ “đẹp mắt” rồi kết thúc chóng vánh. Nhiều người cho rằng vụ thử thành công v́ trên phạm vi hàng triệu dặm vuông, rất nhiều đèn điện đă bị sóng xung kích phá hỏng. Dù vậy, nhận định này chưa có cơ sở kiểm chứng. Chỉ duy nhất một ngọn đèn ở đảo Honolulu bị tắt.
Chuyên gia Lewis cũng chỉ ra các vụ thử được Quốc hội Mỹ cho phép thực hiện, trong đó có 55 khí tài quân sự được “phơi nhiễm” với sóng xung kích trong pḥng thí nghiệm. Dù ở mức sóng xung điện từ cao nhất, chỉ có 6 chiếc xe thiết giáp là cần khởi động lại. Lewis cho rằng tác động của tên lửa tạo sóng xung kích đă bị thổi phồng quá mức.
“Vũ khí xung điện từ có tác dụng nhưng không nên đề cao quá mức tác động của nó”, Lewis nói. “Một quả bom hạt nhân gây ra tác động lớn hơn nhiều”.