Mới đây chính quyền ông Trump đã chính thức đưa Mỹ ra khỏi Hiệp ước Di trú Toàn cầu. Theo đó việc tham gia Hiệp ước Di trú Toàn cầu dường như đã làm ảnh hưởng tới chủ quyền của Mỹ. Nhưng có lẽ hiện tại việc tham gia Hiệp ước Di trú Toàn cầu là không phù hợp với chính sách hiện tại của ông Trump. "Mỹ vừa quyết định chấm dứt tham gia vào quy trình của Liên Hợp Quốc nhằm xây dựng Hiệp ước Di trú Toàn cầu (GCM)", Hill dẫn lời Ngoại trưởng Rex Tillerson hôm 3/12 nói.
Mỹ đã tham gia Tuyên bố New York về người Tị nạn và Di cư, một thỏa thuận năm 2016 nhằm quản lý di trú quốc tế. Văn bản đang trong quá trình được thông qua để trở thành một hiệp ước toàn cầu vào năm 2018.Tuy nhiên, ông Tillerson cho rằng hiệp ước "có một số mục tiêu chính sách không tương thích với luật và chính sách Mỹ". "Dù chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia một số mặt trận tại Liên Hợp Quốc, trong trường hợp này, chúng tôi không thể ủng hộ quy trình có thể làm xói mòn quyền chủ quyền của Mỹ trong việc thực thi luật nhập cư và bảo đảm an toàn biên giới", ông nói thêm.
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh trách nhiệm chính của các quốc gia có chủ quyền là giúp đảm bảo việc di trú được an toàn, trật tự, hợp pháp.
Brenden Varma, phát ngôn viên của Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Miroslav Lajcak tuyên bố ông Lajcak lấy làm tiếc về quyết định "không tham gia" này, cho rằng hướng tiếp cận đa phương là chìa khóa giải quyết các vấn đề di cư quốc tế.
|