Ông Lars Rasmussen đă vô cùng mạo hiểm khi đứng trên máy bay ở độ cao 5000m và vẫy chào phi công F-16. Theo đó, hai chiến đấu cơ này có mặt để bảo vệ ông Lars Rasmussen. Hành động này của thủ tướng Đan Mạch được đánh giá cao nhưng được cho là quá nguy hiểm.
[YOUTUBEVIDEO]FP5BBxgwtYQ[/YOUTUBEVIDEO]
Thủ tướng Đan Mạch Lars Rasmussen hồi đầu tuần này đứng phía sau máy bay vận tải C-130, để vẫy chào phi công lái chiến đấu cơ F-16 đang hộ tống ḿnh, theo Daily Mail.
Trong video, ông Rasmussen đứng ở độ cao khoảng 5.000 mét mà không có bất kỳ dụng cụ bảo hộ nào. Thủ tướng Đan Mạch ra hiệu cho 2 chiếc F-16 tiến lại gần và vẫy tay chào phi công.
Tờ Daily Mail b́nh luận đây là hành động hết sức nguy hiểm, ông Rasmussen hoàn toàn có thể bị cuốn ra ngoài bởi áp lực không khí.
Nguồn tin của báo Anh cho biết, 2 chiến đấu cơ F-16 khi đó đang có nhiệm vụ huấn luyện, nâng cao năng lực hộ tống.
Thủ tướng Đan Mạch vẫy tay chào phi công lái chiếc F-16 áp sát ngay phía sau máy bay vận tải C-130.
Đoạn video xuất hiện tṛn một tuần sau khi 4 chiếc F-16 Đan Mạch tham gia tập trận cùng đồng minh NATO. 4 chiến đấu cơ này sẽ tuần tra trong không phận đồng minh, thay thế cho 4 chiếc F-15 của Mỹ.
NATO hiện đang tăng cường quân đội, xe thiết giáp và máy bay dọc theo biên giới Nga ở phía đông. Đây được coi là sự hiện diện quân sự lớn nhất của NATO kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Khoảng 1.200 binh sĩ NATO đóng quân ở Lithuania và hàng ngàn binh sĩ khác đang có mặt tại Estonia, Latvia và Ba Lan.
Căng thẳng đạt đến mức cao trào kể từ khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga năm 2014. Nga cũng bị cáo buộc hỗ trợ phe nổi dậy ở miền đông Ukraine.
4 chiếc F-16 của Đan Mạch tham gia tuần tra không phận đồng minh NATO kể từ tuần trước.
Kể từ đó, các máy bay Nga xuất hiện ngày càng nhiều gần không phận châu Âu. Năm ngoái, chiến đấu cơ Đan Mạch đă xuất kích 37 lần để ngăn chặn máy bay Nga, gấp đôi so với một năm trước đó.
Đan Mạch tuần trước cũng đóng góp 200 binh sĩ vào chiến dịch của NATO ở Estonia. Thủ tướng Đan Mạch Rasmussen khi đó nói: “Hành động của Nga tạo nên mối đe dọa chưa từng có tiền lệ và bất ổn an ninh trong khu vực Baltic”.
“Khi tôi gặp ông Puin ở Copenhagen trong nhiệm kỳ đầu tiên làm thủ tướng vào năm 2010, mọi người đă nghĩ rằng đây là sự bắt đầu của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn giữa châu Âu và Nga, rằng chúng ta có thể giảm chi tiêu quân sự”, ông Rasmussen nói.
“Nhưng hành động gây hấn của Nga ở Crimea là minh chứng khẳng định Đan Mạch cần phải thực tế và nâng cao an ninh quốc gia”.
VietBF © Sưu Tầm