Liên đảng cầm quyền tại Đức, đảng Liên minh Dân chủ/Xă hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) và Dân chủ Xă hội (SPD) đă nhất trí thông qua dự luật nhập cư mới, nhằm thu hút thêm các lao động có tay nghề từ những nước bên ngoài Liên hiệp châu Âu (EU). Theo dự luật này th́ nhu cầu lao động và b́nh ổn hệ thống phúc lợi công được đáp ứng tích cực.
Người tị nạn làm việc tại một phân xưởng cơ khí ở Đức. Ảnh: ROI-TƠ
Số lượng việc làm cao kỷ lục và tỷ lệ thất nghiệp giảm đang dẫn đến không ít khó khăn cho nền kinh tế hàng đầu châu Âu này. Các nhà sử dụng lao động Đức phải t́m cách tuyển dụng hơn một triệu việc làm và t́nh trạng thiếu hụt lao động đang hạn chế sự tăng trưởng của nền kinh tế. Để khắc phục t́nh trạng này, Thủ tướng Đức A.Méc-ken, Bộ trưởng Nội vụ H.Xi-hô-phơ và Bộ trưởng Lao động H.Hai mới đây đă đạt được thỏa thuận về việc gỡ bỏ rào cản trên thị trường lao động đối với toàn bộ những người không phải công dân EU, có kỹ năng đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng và biết tiếng Đức. Liên đảng cầm quyền đă nhất trí rằng, về mặt pháp lư, các công ty sẽ được phép tuyển dụng người nước ngoài trong mọi lĩnh vực, dù đă có danh sách chính thức về những khu vực thiếu lao động trầm trọng.
Lực lượng lao động của Đức dự kiến giảm trong những thập kỷ tới do dân số già và tỷ lệ sinh thấp. Người nhập cư sẽ dần trở thành lực lượng lao động quan trọng, đóng góp vào quỹ lương hưu để hỗ trợ số lượng người về hưu ngày càng tăng. Theo đó, dự luật mới cũng đề xuất chính phủ không nên buộc các công ty thiên vị công dân Đức để đáp ứng nhu cầu lao động, trước khi t́m kiếm công dân không thuộc khối EU. Bên cạnh đó, những cử nhân và người lao động nước ngoài được đào tạo nghề sẽ có cơ hội đến Đức trong 6 tháng để t́m việc, nếu đáp ứng các yêu cầu việc làm và ngôn ngữ. Người nhập cư cũng phải chứng minh có đủ nguồn lực tài chính để không bị phụ thuộc vào hệ thống phúc lợi trong thời gian ở Đức.
Kể từ giữa năm 2014 đến nay, hơn 1,6 triệu người tị nạn đă tới Đức, phần lớn trong đó trốn chạy khỏi các cuộc xung đột ở Trung Đông. Chính sách mở cửa với người di cư của chính phủ Thủ tướng Méc-ken đă vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của một bộ phận không nhỏ người dân Đức và các đảng đối lập, trong đó có đảng Sự lựa chọn v́ nước Đức (AfD). Ngay nội bộ liên minh cầm quyền của Thủ tướng Méc-ken cũng diễn ra t́nh trạng bất đồng sâu sắc về chính sách tị nạn. Dù t́nh trạng này tạm thời được tháo gỡ nhưng vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa để t́m ra các giải pháp bền vững giải quyết vấn đề nêu trên.
Để tránh t́nh trạng chia rẽ nội bộ trong liên đảng cầm quyền, dự luật nhập cư mới không bao gồm đề xuất cho phép những người tị nạn sống tại Đức được từ bỏ t́nh trạng tị nạn nếu t́m được việc làm hoặc học tiếng Đức. Bộ trưởng Xi-hô-phơ, lănh đạo đảng CSU, đă phản đối đề xuất nêu trên do lo ngại điều này sẽ khuyến khích nhập cư thông qua việc xin tị nạn mà không có kỹ năng lao động phù hợp. Đảng CSU vẫn duy tŕ lập trường tách riêng người tị nạn với người nhập cư lao động. Các đảng cầm quyền nhất trí sẽ đặt ra quy chế cư trú cho những người tị nạn ḥa nhập tốt để họ có thể kiếm việc làm và thu nhập, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho các nhà tuyển dụng lao động tại Đức.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Đức P.An-mai-ơ, luật nhập cư mới không chỉ giúp giải quyết sự thiếu hụt về lao động và b́nh ổn hệ thống phúc lợi công, mà sẽ làm nền kinh tế Đức tăng trưởng bền vững hơn. Thỏa thuận mới đạt được sẽ tạo cơ hội để khai thác tiềm năng phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như sự thịnh vượng của nước Đức.
Therealrtz © VietBF