Cả việc Thủ tướng Đức Angela Merkel lẫn Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry đi Nga đều gây bất ngờ và đều báo hiệu sẽ có những chuyển biến mới trong quan hệ của phương Tây nói chung với Nga trong thời gian tới.
Không bất ngờ sao được khi trên danh nghĩa chính thức, Mỹ và EU vẫn duy tŕ chủ ư cô lập Nga về chính trị và trừng phạt Nga về kinh tế, tài chính và thương mại. Điều kiện của họ cho việc chấm dứt những biện pháp chính sách này là Nga phải trả Crimea cho Ukraine và ngừng hậu thuẫn phe ly khai ở Ukraine. Cho tới nay chỉ thấy Nga thà chấp nhận căng thẳng và đối đầu với Mỹ và EU chứ không nhượng bộ và chịu chấp nhận những điều kiện nói trên. Dịp kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng phát xít Đức và chấm dứt chiến tranh thế giới thứ 2 vừa qua, các nước Phương Tây tẩy chay Nga và không tham dự các nghi lễ chính thức và trọng thể được Nga tiến hành ở thủ đô Moscow. Vậy mà lại có động thái đối ngoại nói trên từ phía Đức và Mỹ.
Trước hết phải thấy chính phủ Đức và Mỹ vớt vát thể diện đă bị tổn hại trên thế giới v́ sự tẩy chay kể trên. Nó không chỉ khiên cưỡng và cố chấp mà c̣n không thể chấp nhận được về phương diện lịch sử. Sau đó phải thấy hai nước này nói riêng và phương Tây nói chung phải lưu ư đến việc giữ cho cả căng thẳng lẫn hoà dịu với Nga trong giới hạn. Họ bị Nga bất chấp trong những chuyện liên quan đến Ukraine nhưng lại không thể không cần đến sự hợp tác xây dựng và thậm chí cả đóng góp tích cực của Nga th́ mới giải quyết được ổn thoả và lâu bền những vấn đề chính trị thế giới thời sự hiện tại động chạm nhiều đến những lợi ích chiến lược của họ như vấn đề Ukraine, chiến tranh và xung đột ở Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh, đối phó tổ chức Nhà nước Hồi giáo và vấn đề hạt nhân của Iran. Sau những lúc bị t́nh cảm chi phối mà vẫn không làm ǵ nổi Nga, bây giờ họ dần làm theo sự mách bảo của lư trí và ngày càng thực tế hơn trong quan hệ với Nga.
VietBF© Sưu tập