Báo chí Hàn Quốc mới đây đă cho đăng một bài viết của chuyên gia “tố” Trung Quốc có âm mưu độc chiếm ở Biển Đông. Bài viết cho rằng, với những động thái như thời gian vừa qua trên đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đă vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lănh đạo cấp cao hai nước.
Mới đây, tờ Thời báo Công nghệ Thông tin của Hàn Quốc phiên bản tiếng Anh online đă đăng bài viết của Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, khẳng định việc Trung Quốc tiến hành bay thử nghiệm tại sân bay mới xây dựng trái phép ở đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là bước tiến mới nguy hiểm trong chiến dịch độc chiếm Biển Đông của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Với tựa đề: “Trung Quốc “thử nghiệm” sân bay mới ở Trường Sa – giai đoạn mới của chiến dịch độc chiếm Biển Đông”, tác giả cho rằng sau những ǵ mà Trung Quốc đă thực hiện ở Biển Đông, nhất là những hoạt động lấn biển, biến 7 băi, đá (chủ yếu là băi cạn lúc ch́m lúc nổi) thuộc quần đảo Trường Sa thành các đảo nhân tạo quy mô lớn và xây dựng ở Chữ Thập, Xubi và Vành Khăn 3 đường băng sân bay dài trên dưới 3.000m, cùng với những căn cứ quân sự ch́m, nổi…, dư luận quốc tế không thể tin vào cái mà Bắc Kinh ngụy biện rằng đây là hoạt động “nhằm kiểm tra xem cơ sở vật chất đă đáp ứng tiêu chuẩn hàng không dân dụng hay chưa!?
Hành động này rơ ràng đă xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lănh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc và tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.
Hành động này cũng khiến dư luận thêm một lần nữa khẳng định rằng Trung Quốc đang theo đuổi quyết tâm quân sự hóa Biển Đông, bất chấp mọi phản ứng, quan ngại của các nước trong khu vực và quốc tế. Bởi v́, chỉ bằng cách đó, Trung Quốc mới có thể khống chế, tiến tới độc chiếm Biển Đông, mà trước mắt là trực tiếp đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải, hàng không quốc tế đi qua Biển Đông. Khi cầu hàng không từ Hải Nam, qua Hoàng Sa, xuống Trường Sa đi vào vận hành một các suôn sẻ, cùng với sự khởi động của sáng kiến “con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”… có thể thấy rằng đến lúc đó, Trung Quốc sẽ ra tay “làm mưa làm gió” ở Biển Đông theo đúng kịch bản, lớp lang mà họ đă vạch ra từ trước.
Bài viết cũng đi sâu phân tích dưới góc độ lịch sử và pháp lư quốc tế để chỉ rơ rằng Trung Quốc từ lâu đă có các bước đi được tính toán kỹ lưỡng nhằm hiện thực hóa mưu đồ này. Thứ nhất là sử dụng vũ lực để biến không thành có, biến vùng biển, đảo không tranh chấp thành vùng biển đảo tranh chấp. Thứ hai là tổ chức lấn biển tạo đảo, biến các đá, các băi lúc ch́m lúc nổi thành những đảo lớn, xây dựng thành các “tàu sân bay bất khả ch́m”, thành những căn cứ quân sự tấn công lợi hại…
Tác giả kết luận “chuyến bay thử nghiệm” chính là một trong những bước đi, những toan tính nguy hiểm của Trung Quốc để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông và điều này đă đi ngược lại những ǵ nước này cam kết, lịch sử cũng đă chứng minh là không thể tin vào lời nói của Trung Quốc.
Đây thực sự là một bài toán đau đầu đối với các bên liên quan trực tiếp, nhất là đối với Việt Nam khi chủ quyền hợp pháp của chúng ta trên Biển Đông đang bị Trung Quốc xâm hại nghiêm trọng. Đây cũng là một thách thức Trung Quốc công khai đặt ra đối với dư luận, luật pháp và trật tự quốc tế, kể cả Mỹ. Nếu để Trung Quốc hoàn thành "xây dựng cơ sở hạ tầng" tại các thực thể họ đang chiếm đóng ở Trường Sa th́ khi đó đi qua vùng biển, vùng trời quốc tế ở Trường Sa mà "không xin phép Bắc Kinh" th́ có lẽ chỉ c̣n nước đối đầu./.
vbf @ sưu tầm