Trong những tuần gần đây, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump một lần nữa bày tỏ quan tâm đến việc mua Greenland, lănh thổ tự trị của Đan Mạch ở vùng Bắc Cực và là ḥn đảo lớn nhất thế giới.
Ông Trump lần đầu tiên bày tỏ ư định muốn mua Greenland vào năm 2019, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông. Ư tưởng này khi đó đă bị Đan Mạch và Greenland từ chối thẳng thừng.
Lần này, ông Trump tỏ ta nghiêm túc hơn trong việc mua lại Greenland khi tuyên bố không loại trừ khả năng sử dụng sức mạnh kinh tế hoặc quân sự để có được ḥn đảo này.
Các quan chức Đan Mạch khẳng định Greenland không phải để bán và toàn vẹn lănh thổ của ḥn đảo cần được bảo vệ.
Vậy t́nh huống bất thường này có thể diễn biến như thế nào, khi hai đồng minh trong NATO mâu thuẫn với nhau về một lănh thổ rộng lớn với 80% bị băng bao phủ nhưng lại rất giàu nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác? Và những khát vọng độc lập của Greenland có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng như thế nào?
Dưới đây là 4 kịch bản có thể xảy ra đối với tương lai của Greenland.
Ông Trump mất hứng và chẳng có chuyện ǵ xảy ra
Một số nhà quan sát cho rằng tuyên bố của ông Trump chỉ là một động thái phô trương và gây sức ép, nhằm khiến Đan Mạch tăng cường bảo vệ an ninh cho Greenland trước mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc – những nước đang t́m cách mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.
Tháng trước, Đan Mạch đă công bố một gói quân sự trị giá 1,5 tỷ USD (1,2 tỷ bảng Anh) cho khu vực Bắc Cực. Gói này đă được chuẩn bị từ trước khi ông Trump đưa ra phát biểu muốn mua lại Greenland, nhưng nó lại được thông báo chỉ vài giờ sau các tuyên bố của Tổng thống đắc cử Mỹ. Bộ trưởng Quốc pḥng Đan Mạch đă mô tả t́nh huống này là “sự trớ trêu của số phận”.
“Điều quan trọng trong những ǵ ông Trump nói là Đan Mạch phải thực hiện nghĩa vụ của ḿnh tại Bắc Cực, hoặc phải để Mỹ làm điều đó”, Elisabet Svane, phóng viên chính trị của tờ Politiken, cho biết.
Marc Jacobsen, Phó giáo sư tại Học viện Quốc pḥng Đan Mạch, cho rằng ông Trump chỉ đang muốn thu hút sự chú ư trước khi nhậm chức, trong khi Greenland đang tận dụng cơ hội để tăng vị thế quốc tế, một bước quan trọng trên con đường độc lập.
V́ vậy, dù ông Trump có thể mất hứng thú với Greenland, điều mà Giáo sư Jacobsen cho là kịch bản có thể xảy ra nhất, nhưng rơ ràng ông ấy đă khiến vấn đề Greenland được chú ư hơn.
Tuy nhiên, độc lập đối với Greenland đă được đưa vào chương tŕnh nghị sự từ lâu và một số người cho rằng cuộc tranh luận thậm chí có thể đi theo hướng ngược lại.
“Tôi nhận thấy trong vài ngày qua, lănh đạo Greenland rất điềm tĩnh trong các b́nh luận, ví dụ như ‘chúng tôi muốn độc lập nhưng đó sẽ là con đường về lâu dài’”, phóng viên Svane b́nh luận.
Greenland tuyên bố độc lập, xích lại gần hơn với Mỹ
Có sự đồng thuận chung ở Greenland rằng ḥn đảo này cuối cùng cũng sẽ độc lập và nếu Greenland bỏ phiếu ủng hộ điều đó, Đan Mạch sẽ chấp nhận và phê chuẩn.
Tuy nhiên, cũng khó có khả năng Greenland sẽ bỏ phiếu ủng hộ độc lập trừ khi người dân của ḥn đảo này được bảo đảm rằng họ có thể giữ lại các khoản trợ cấp hiện tại từ Đan Mạch để chi trả cho các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe và hệ thống phúc lợi.
“Lănh đạo Greenland có thể phản đối ngay bây giờ, nhưng trong trường hợp ông ấy thực sự tổ chức một cuộc trưng cầu ư dân , ông ấy sẽ cần một câu chuyện thuyết phục về cách cứu nền kinh tế và hệ thống phúc lợi của Greenland”, Ulrik Gad, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch, cho biết.
Trong trường hợp Greenland tuyên bố độc lập, bước đi tiếp theo có thể là một h́nh thức liên kết tự do - tương tự như những ǵ Mỹ hiện có với các quốc gia ở Thái B́nh Dương như Quần đảo Marshall, Micronesia và Palau.
Đan Mạch trước đây đă phản đối quy chế như vậy đối với Greenland và Quần đảo Faroe, nhưng theo ông Gad, Thủ tướng đương nhiệm Mette Frederiksen không hoàn toàn phản đối điều này.
Các cuộc thảo luận gần đây “có thể đă thuyết phục Thủ tướng Frederiksen rằng tốt hơn là giữ Đan Mạch ở lại Bắc Cực, giữ một mối quan hệ nào đó với Greenland, cho dù đó là một mối quan hệ lỏng lẻo hơn”, ông Gad nói thêm.
Tuy nhiên, ngay cả khi Greenland có thể độc lập hoàn toàn khỏi Đan Mạch, có thể thấy rơ rằng họ không thể tách rời Mỹ. Người Mỹ chưa bao giờ thực sự rời khỏi Greenland sau khi kiểm soát ḥn đảo này trong Thế chiến II và Washington coi đây là yếu tố quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Một thỏa thuận vào năm 1951 đă xác nhận quyền chủ quyền cơ bản của Đan Mạch đối với ḥn đảo, nhưng thực tế đă trao cho Mỹ quyền kiểm soát mọi thứ họ muốn.
Ông Gad cho biết, các quan chức Greenland đă liên lạc với 2 chính quyền Mỹ gần đây về vai tṛ của Washington.
“Hiện giờ họ biết rằng Mỹ sẽ không bao giờ rời đi”, ông Gad nói.
Ông Trump gia tăng sức ép kinh tế
Nhiều người suy đoán rằng sức ép kinh tế của Trump có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với Đan Mạch - với việc Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa của Đan Mạch, hoặc thậm chí hàng hóa của EU, buộc Đan Mạch phải nhượng bộ về Greenland.
Giáo sư Jacobsen cho biết các đời chính phủ Đan Mạch đều chuẩn bị cho điều này, không chỉ v́ lănh thổ Bắc Cực.
Ông Trump đă đe dọa áp thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, điều này cùng với các vấn đề khác có thể gây gián đoạn nghiêm trọng đối với sự tăng trưởng của châu Âu. Một số công ty Đan Mạch và châu Âu hiện đang xem xét việc xây dựng cơ sở sản xuất tại Mỹ.
Một số lựa chọn có thể để tăng thuế bao gồm việc viện dẫn Đạo luật Quyền Lực Kinh Tế Khẩn Cấp Quốc Tế năm 1977 (IEEPA), ông Benjamin Cote từ công ty luật quốc tế Pillsbury cho biết.
Một trong những ngành công nghiệp Đan Mạch có thể bị ảnh hưởng lớn là dược phẩm. Mỹ nhận được các sản phẩm như máy trợ thính và hầu hết insulin từ Đan Mạch, cùng với thuốc điều trị tiểu đường Ozempic do công ty Novo Nordisk của Đan Mạch sản xuất.
Ông Trump dùng tới biện pháp quân sự
“Phương án hạt nhân” có vẻ khó xảy ra, nhưng với việc ông Trump không loại trừ hành động quân sự, điều này phải được xem xét.
Về cơ bản, không khó để Mỹ kiểm soát ḥn đảo, v́ họ đă có căn cứ quân sự và rất nhiều binh sĩ ở Greenland.
“Mỹ đă kiểm soát Greenland trên thực tế rồi”, Giáo sư Jacobsen nói.
Tuy nhiên, bất kỳ động thái sử dụng lực lượng quân sự nào từ Washington cũng sẽ tạo ra một vấn đề nghiêm trọng đối với liên minh phương Tây.
“Nếu Mỹ chiếm Greenland, tức là họ sẽ xâm lược NATO. Điều 5 của Hiệp ước NATO sẽ phải được kích hoạt. Và nếu một quốc gia NATO xâm lược NATO, th́ sẽ không c̣n NATO nữa” phóng viên Svane của tờ Politiken b́nh luận.
VietBF@ Sưu tập
|
|