Lên mạng t́m kiếm pḥng khám phụ khoa, chị Th. thấy được các tin quảng cáo về Pḥng khám Đa khoa Cần Thơ, thấy giới thiệu công nghệ hiện đại, nên chị Th. tới khám. Với chỉ định chị Th. bị nang buồng trứng, ứ dịch, nấm, chị được tư vấn truyền dịch, đốt laser... tổng chi phí hơn 13 triệu đồng. Tuy nhiên, ngày hôm sau chị Th. đi khám lại ở pḥng khám khác, kết quả không có bệnh.
Giá "cắt cổ"
Phản ánh với báo PV Tiền Phong, chị N.T.K.Th. (28 tuổi, quê Vĩnh Long) cho biết, do chuẩn bị đi nước ngoài nên chị muốn đi khám phụ khoa trước. Chị Th. kể, tối 19/12/2024, chị lên mạng t́m kiếm pḥng khám uy tín và thấy quảng cáo của Pḥng khám Đa khoa Cần Thơ (đường Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ - báo Tiền Phong từng phản ánh pḥng khám này "vẽ bệnh thu tiền" tháng 10/2022), nên chị nhắn tin và được nhân viên tư vấn nhiệt t́nh, nên tin tưởng.
Pḥng khám Đa khoa Cần Thơ nơi chị Th. tố 'vẽ bệnh' để lấy tiền bệnh nhân với giá cao. Ảnh: An B́nh
Sáng 20/12, chị Th. từ Vĩnh Long sang Pḥng khám Đa khoa Cần Thơ để khám. Tại đây, chị Th. được nhân viên hướng dẫn lấy mẫu làm xét nghiệm máu, nước tiểu...
“Bác sĩ khám nói tôi bị viêm, nấm âm đạo nên chỉ định đi truyền dịch để chữa dứt điểm và tránh tái phát, nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm, với phí 3,5 triệu”, chị Th. kể. Truyền dịch xong, bác sĩ khám thêm và kết luận chị bị nang buồng trứng, nếu để lâu có thể vô sinh, thậm chí ung thư. Bác sĩ chỉ định chị Th. bắn laser để đốt, với phí 9,5 triệu đồng. Theo lời chị Th., nghe bác sĩ cảnh báo nguy cơ vô sinh, ung thư nên chị đồng ư. "Chỉ nghĩ đi khám hết 1 - 2 triệu đồng nên tôi không mang theo nhiều tiền, pḥng khám nói có thể chờ để người nhà gửi tiền sang. Tôi phải mượn tạm người thân chuyển gấp để có tiền điều trị", chị Th. nói.
Sau khi hoàn thành đốt laser, pḥng khám chỉ đưa hóa đơn 9,5 triệu đồng, c̣n phiếu thu 3,5 triệu đồng phí truyền dịch không đưa, tổng chi phí khám và điều trị 13 triệu đồng, và thêm tiền thuốc. Khi về chị Th. không được trả kết luận bệnh, toa thuốc, thấy không minh bạch, lại thu phí cao, nên nghi pḥng khám vẽ bệnh để lừa tiền.
Về nhà, chị Th. xem lại các thông tin trên mạng, những đánh giá của khách hàng thấy có nhiều người "bóc phốt" pḥng khám Đa khoa Cần Thơ vẽ bệnh để lừa tiền bệnh nhân, có cả một số bài báo phản ánh tương tự về pḥng khám này.
Ngày 21/12, chị Th. đến một pḥng khám khác ở tỉnh Vĩnh Long khám lại cho chắc. Kết quả, chỉ với hơn 570.000 đồng tiền phí dịch vụ, bác sĩ kết luận sức khỏe b́nh thường, kết quả xét nghiệm cũng không có vấn đề ǵ.
“Bác sĩ ở pḥng khám tại Vĩnh Long họ nói tôi không bị viêm lộ tuyến, c̣n nếu bị nấm chỉ cần đặt thuốc sẽ hết không cần đến đốt bằng laser. Chưa kể, trường hợp đốt bằng laser chi phí trên thị trường cũng chỉ quanh mức 1 triệu đồng/lần”, chị Th. bức xúc nói.
Phiếu thu điều trị cổ tử cung bằng đốt điện tại Pḥng khám đa khoa Cần Thơ.
Không đưa đơn thuốc v́ "bí mật kinh doanh"
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Vũ Trung Dũng - Phụ trách Pḥng khám Đa khoa Cần Thơ cho biết, sau khi ghi nhận sự việc từ báo Tiền Phong đă trao đổi với chị Th. Pḥng khám thống nhất hỗ trợ chị Th., 50% tiền khám chữa bệnh pḥng khám đă thu.
Về thắc mắc pḥng khám "vẽ bệnh và nói quá" t́nh trạng của bệnh nhân để làm thêm các xét nghiệm, thủ thuật không cần thiết, ông Dũng cho rằng, người tới pḥng khám th́ phải cảm thấy có bệnh mới tới. Thậm chí, có nhiều người mắc "bệnh khó nói" nên mới tới pḥng khám tư, thay v́ tới bệnh viện công.
"Như trường hợp chị Th. có nang buồng trứng, giờ không sao, nhưng sau này cũng tùy người, tùy thời gian sẽ có hậu quả khác nhau, như u nang, khó sinh con... Bác sĩ cũng chỉ đưa ra các cảnh báo như vậy, bệnh nhân được nghe, hiểu, đồng ư mới chữa trị bằng đốt laser mới làm, không ép buộc", ông Dũng nói. Vị này cũng thừa nhận, v́ là pḥng khám tư nên chi phí khám, điều trị tại pḥng khám cao hơn gấp nhiều lần giá khám tại bệnh viện công, điều này cũng b́nh thường. Dù giá cao, nhưng bệnh nhân đều được tư vấn rơ ràng, đồng ư tự nguyện phóng khám mới thực hiện.
Đại diện Pḥng khám Đa khoa Cần Thơ cho rằng, việc người bệnh đi pḥng khám khác thực hiện lại xét nghiệm không phát hiện ra bệnh cũng dễ hiểu. "Do khi tới pḥng khám của tôi họ đă được chữa trị khỏi, khám lại không c̣n bệnh, rồi quay nói pḥng khám chúng tôi gian dối. Hầu như tháng nào cũng có bệnh nhân phản hồi không tốt, hoặc có ư kiến phản ánh về pḥng khám chúng tôi. Nếu pḥng khám làm sai, cơ quan quản lư sẽ xử lư ngay, không thể tồn tại đến ngày hôm nay được. Thực tế, năm 2024, Thanh tra Sở Y tế cũng kiểm tra pḥng khám 2 lần", ông Dũng nói.
Với nấm âm đạo, bác sĩ tư vấn chị Th. điều trị, nhưng ngay trong phiếu xét nghiệm của pḥng khám đều không cho ra kết quả như vậy, khám lại cũng không có. Nội dung này, ông Dũng cho rằng, đă kiểm tra lại hồ sơ, th́ có thể bác sĩ giải thích chưa rơ, hoặc chị Th. nghe nhầm, c̣n điều trị là v́ chị Th. có dịch vùng xương chậu, khi truyền thuốc sẽ hết cả dịch và nấm nếu có.
Về việc pḥng khám không đưa đơn thuốc cho bệnh nhân, ông Dũng lư giải, do đơn thuốc là một phần của phác đồ điều trị riêng của pḥng khám, thuộc bí mật kinh doanh, không thể tiết lộ. C̣n loại thuốc ǵ đă được ghi rơ trong hóa đơn bệnh nhân mua tại nhà thuốc của pḥng khám. "Khi đưa thuốc, bác sĩ, dược sĩ đều hướng dẫn rất kỹ cho bệnh nhân cách dùng, v́ cũng chỉ có vài loại đơn giản nên dễ nhớ, không thể quên được, bệnh nhân về nhà theo đó dùng nên không cần đơn", ông Dũng nói. Về trường hợp bệnh nhân có thể quên, hoặc nhiều tuổi trí nhớ kém, ông Dũng khẳng định: "Bệnh nhân không thể quên được".
VietBF@ sưu tập