Hào quang “chinh phục toàn cầu” mà VinFast từng rầm rộ quảng bá nay chỉ c̣n là kư ức nhạt nḥa – và đắt giá. Trong phiên họp cổ đông Vingroup hôm 24 Tháng Tư tại Hà Nội, tỷ phú Phạm Nhật Vượng – người từng đổ cả tỷ đô la tiền túi để nuôi giấc mơ xe điện – lần đầu công khai thừa nhận: cuộc phiêu lưu tại Mỹ là một “cú lỗ to.”
Theo tiết lộ từ Nikkei Asia, riêng trong năm 2024, VinFast đă “đốt” thêm 3.2 tỷ đô la – con số khiến ngay cả những nhà đầu tư liều lĩnh nhất cũng phải chột dạ. Không chỉ vậy, hăng vừa quyết định đóng cửa toàn bộ hệ thống đại lư tại tiểu bang California, đánh dấu sự rút lui âm thầm khỏi thị trường từng được xem là “bàn đạp toàn cầu.”
Cú lỗ ấy càng lộ rơ khi Reuters công bố báo cáo tài chính quư 4 năm 2024: VinFast thua lỗ tới 1,3 tỷ đô la, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, và nặng hơn quư trước đến nửa tỷ. Nguyên nhân? Chính sách “sạc điện miễn phí” để lôi kéo khách, cộng thêm việc “suy giảm giá trị tài sản” – cách nói nhẹ nhàng cho những thất bại trong định giá.
Trớ trêu thay, lỗ chồng lỗ vẫn diễn ra dù số lượng xe bán ra có nhích nhẹ. Nhưng đó không phải điều kỳ lạ nhất. Ngay sau phiên họp này, cổ phiếu Vingroup lại tăng trần, theo báo Công Thương. Một hiện tượng khiến người ngoài phải nhíu mày – trong khi người trong nước th́ hiểu: báo chí quốc doanh luôn có “nhiệm vụ chính trị.”
Các nguồn tin cho biết, dưới chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo và Dân Vận Trung Ương, truyền thông trong nước bị buộc phải đưa tin tích cực về VinFast, cố t́nh che giấu những câu chuyện tiêu cực: xe điện cháy nổ, khách hàng kêu trời v́ lỗi kỹ thuật, bảo hành rườm rà, và dịch vụ hậu măi “hữu danh vô thực.”
Bất chấp tất cả, ông Vượng vẫn tuyên bố đầy tự tin: năm 2025, VinFast sẽ bán 200,000 xe và chiếm 40% thị phần trong nước. Nếu đạt, hăng có thể “ḥa vốn” tại Việt Nam. Nhưng câu hỏi là: ai c̣n tin?
VietBF@ Sưu tập