Không lâu nữa Mỹ sẽ quyết định gói vũ khí bán cho Đài Loan bởi cả nể yêu cầu khẩn khoản bấy lâu từ phía các lănh đạo Đài Loan. Song quyết định của Mỹ cũng có khả năng dấy lên cơn thịnh nộ từ Đại lục Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nhận định.
Tuy nhiên, cũng v́ phải chịu sức ép từ sự tăng trưởng mạnh mẽ gần đây của Trung Quốc, Mỹ đang phải gồng ḿnh t́m cách cạnh tranh với nền kinh tế thứ 2 thế giới nếu không muốn sớm bị vượt mặt. Do đó, bán vũ khí cho Đài Loan là một sự lựa chọn tự nhiên để Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ là niềm mơ ước đối với Đài Loan.
Song, nhiều người vẫn tỏ vẻ hoài nghi về tính chắc chắn của thỏa thuận này dựa trên việc đánh giá quan hệ Trung – Mỹ thời gian gần đây.
Bất chấp nỗ lực đến từ cả hai phía, quan hệ Trung - Mỹ gần đây vẫn có vẻ căng thẳng xuất phát từ những tranh căi thương mại liên quan đến tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ cũng như các mâu thuẫn về mặt lợi ích khác. Những tranh căi và mâu thuẫn này nếu không được điều ḥa sẽ có khả năng dẫn đến một cuộc xung đột không mong đợi.
Do đó, trước khi quyết định bán vũ khí cho Đài Loan, Washington chắc chắn sẽ phải tính đến phản ứng của Bắc Kinh bởi đây là thời điểm Washington không hề muốn chọc giận Bắc Kinh.
Tuy nhiên, người Đài Loan th́ lại có suy nghĩa khác. Nhiều người Đài Loan cho rằng có thể lợi dụng những bất đồng trong quan hệ Trung – Mỹ thời gian này để tăng cường quan hệ với Mỹ. Và một số lănh đạo phương Tây cũng có cùng một quan điểm như trên.
Theo báo Trung Quốc, nếu thật sự muốn lợi dụng chiêu bài này, Đài Loan rơ ràng đang đùa với lửa bởi họ sẽ là nạn nhân đầu tiên nếu quan hệ Trung – Mỹ ngày một xấu đi.
Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm các lănh đạo Đài Loan nên nhận ra một thực tế rằng việc mua hàng chục máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ cũng khó ḷng thay đổi được t́nh h́nh hai bờ eo biển cũng như tương quan lực lượng giữa Đài Loan và Đại lục.
Sự thật là, sự an toàn của Đài Loan phụ thuộc lập trường độc lập của ḥn đảo này. Ngoài ra, việc Đài Loan liên tục khẩn khoản yêu cầu Mỹ bán vũ khí, thực chất chỉ là muốn tăng cường quan hệ quân sự với siêu cường duy nhất của thế giới. Nói cách khác, đây chỉ là một hành động hối lộ để đổi lấy sự bảo vệ từ phía quân đội Mỹ của Đài Loan.
Song Đài Loan cũng nên tính đến khả năng Bắc kinh chắc chắn không ngồi yên nh́n Đài Loan trả tiền cho sự bảo trợ từ Mỹ. Tốt hơn hết, Đài Loan nên hiểu, một sự đầu tư tốn kém nhưng sai lầm như trên sẽ chỉ chuốc lấy tai họa mà thôi.
Trong các thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan trước đây, Bắc Kinh thường chỉ tỏ thái độ giận dữ với Mỹ nhưng lần này, có nhiều cơ sở để tin rằng lần này, Đài Loan cũng sẽ không thể tránh khỏi cơn thịnh nộ đến từ Đại lục.
Về phía Bắc Kinh, một cảnh báo đến Washington và Đài Loan là cần thiết trước khi có bất cứ hậu quả không hay nào xảy ra. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nên nhận ra rằng việc gây sức ép lên Đài Bắc sẽ thu về kết quả tốt hơn so với việc chỉ chăm chăm đối đầu trực tiếp với Washington.
Chẳng hạn, năm 1994, Thổ Nhĩ Kỳ từng đe dọa những người Síp gốc Hy Lạp rằng và điều này mang lại một kết quả tốt.
Thế nhưng, không giống Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc chưa từng tỏ ra quá cứng rắn đối với Đài Loan. Song đă đến lúc Bắc Kinh không nên loại trừ biện pháp này nếu muốn ngăn chặn Đài Loan không đi quá giới hạn.
Đồng thời, Đại lục cũng nên đưa ra cảnh báo nghiêm khắc với Đài Loan rằng việc t́m kiếm các hợp đồng mua bán vũ khí với Mỹ hay nói cách khác là việc cố gắng t́m kiếm sự bảo trợ từ Mỹ sẽ chỉ góp phần biến ḥn đảo này thành trung tâm của bất cứ một xung đột nào có khả năng xảy ra trong tương lai.
Lê Dung (theo Global Times)