Nhicolai cái tên quen thuộc mà người ta gọi đám nhóc bụi đời lấy hè phố, lề đường làm nơi mưu sinh. Đặc biệt tại khu phố Tây (đường Phạm Ngũ Lăo, Bùi Viện, Đề Thám ở Quận 1) đám trẻ này hoạt động thường xuyên về đêm… Ngoài bán vé số, bán hoa… ở phố Tây này, nhiều em làm luôn công việc phục vụ khách đồng tính.
|
Những đứa trẻ vẫn lang thang kiếm sống về đêm ở phố Tây. Ảnh: Tiến Đạt. |
Nhọc nhằn mưu sinh
Mới 10 tuổi nhưng bé Nam đă có 4 năm trong nghề bán vé số, hằng ngày em phải ra đường từ 6h sáng và đến 10 giờ tối mới về nhà. Ngày nào cũng vậy, công việc của em là phải bán hết 150 tờ vé số.
Các điểm bán quen thuộc là những quán cà phê, những ngă tư đường nơi có nhiều người qua lại. Các con đường ở quận 8 không c̣n xa lạ ǵ với cậu bé.
Có hôm trời mưa không bán hết vé số, Nam không dám về nhà v́ sợ mẹ đánh. Em nói: “Những ngày đầu đi bán chưa quen chân em sưng phồng, đau rát nhưng giờ th́ chai hết rồi không c̣n đau nữa”.
Tại các ngă ba, ngă tư đường 3/2 giao với đường Lê Đại Hành, mũi tàu Trường Chinh - Cộng Ḥa… h́nh ảnh 3, 4 đứa trẻ mặt mày hốc hác, xanh xao, quần áo nhếch nhác luôn chờ chực xin tiền khiến nhiều người đi đường cảm thấy thương xót.
Đằng sau đám trẻ đó luôn có những kẻ chăn dắt lười biếng lao động, sống trên đồng tiền mồ hôi của cái nắng giữa trưa mà các em kiếm được. Những kẻ đó có thể chính cha mẹ ruột của các em, hoặc những tay thu nhận trẻ đường phố.
Mặt dù biết bị lừa nhưng nhiều người vẫn rút hầu bao cho các em v́ động ḷng thương và không thể chối từ trước những “tuyệt chiêu” của các em.
Trường hợp cô bé Ty 8 tuổi ở quận 5 khá ấn tượng, cả nhà có 8 người th́ hết 4 người đi ăn xin, 4 anh chị lớn hơn th́ đi bán vé số hoặc đánh giày.
Mỗi ngày cô bé xin được vài chục đến trăm ngàn, có bao nhiêu Ty đưa cho mẹ hết, chỉ giữ 10 ngàn ăn quà.
Khi màn đêm buông xuống “lực lượng” này càng đông, dọc theo các quán nhậu trên đường Đồng Đen, Thành Thái, Nguyễn Kim, Đào Duy Từ… các em có mặt khắp nơi mong kiếm được ít tiền phụ gia đ́nh.
Trong trang phục của những diễn vên xiếc, hai anh em Tư (11 tuổi), Tèo (5 tuổi) có mặt tại các quán nhậu trên khắp quận 10. Với màn tŕnh diễn nhai, nuốt lưỡi lam, phun lửa, các em khiến nhiều người chú ư đến. Sau màn biễu diễn của anh, Tèo cầm nón đi quanh các bàn khách mong nhận được tiền thưởng.
Khi được hỏi, Tư cho biết: “ Nhà ở tận quận 7, hằng ngày ba chở qua lúc chiều sớm đến 11h tối mới chở về” khiến tôi suy nghĩ liệu đó có phải là cha ruột của hai bé không?
Không riêng ở các quận ven, ngay tại quận 1 số trẻ này cũng khá nhiều, tập trung chủ yếu ở khu vực nhà thờ Đức bà, công viên 23/9 , khu phố Tây…
“Nhicolai” phố Tây
Nhicolai cái tên quen thuộc mà người ta gọi đám nhóc bụi đời lấy hè phố, lề đường làm nơi mưu sinh. Đặc biệt tại khu phố Tây (đường Phạm Ngũ Lăo, Bùi Viện, Đề Thám…quận 1), đám trẻ này hoạt động thường xuyên về đêm.
|
Em Tín đi bán hoa ở khu phố Tây. Ảnh: Tiến Đạt. |
Khoảng 8h tối, một nhóm 8 em đă có mặt tại công viên 23/9. Đứa lớn nhất chừng 20 tuổi, đứa nhỏ nhất củng được 5 tuổi. Chúng tụ tập ở đây rồi sau đó tản ra với những công việc khác nhau.
Ngoài bán vé số, bán hoa… ở phố Tây này nhiều em làm luôn công việc phục vụ khách đồng tính. Với trẻ khu này chuyện đó là b́nh thường.
Từ ngày mẹ mất v́ bệnh, ba bỏ đi xa, Tín sống lang thang ở khu phố Tây và lấy đêm làm ngày, người ta vẫn quen thuộc với h́nh ảnh cậu bé cầm bó hoa trên tay rong ruổi khắp khu phố Tây mời chào, năn nỉ mấy du khách mua hoa.
Nhiều lần bị mấy gă bệnh hoạn dụ dỗ làm bậy, Tín chỉ biết cắm đầu chạy.
Khác với Tín, hai bé H. và T. làm nghề đấm bóp dạo, đứa lớn 16 tuổi, đứa nhỏ 15 tuổi mỗi khi gặp mấy ông khách nước ngoài đồng tính có nhu cầu là phục vụ luôn.
Mỗi tối mỗi em cũng kiếm vài trăm ngàn. Công việc của các cậu bé kết thúc lúc 3, 4h sáng trong khách sạn, nhà nghỉ.
Trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa được cha mẹ chăm sóc trong ṿng tay yêu thương th́ vẫn c̣n đó không ít em nhỏ phải vật lộn mưu sinh, kiếm từng bữa cơm chan mồ hôi, nước mắt và sự tủi khổ. Liệu tương lai của những đứa trẻ lấy vỉa hè mưu sinh, lấy công viên làm chỗ ngủ này sẽ ra sao, khi hạnh phúc với chúng là điều quá xa xôi?