Các cơ quan chức năng xác định có rất nhiều gia đ́nh người bị bệnh đă ăn gạo mốc. Phát hiện thêm 2 người mắc “bệnh lạ” ở xă Ba Điền, huyện Ba Tơ - Quảng Ngăi
Sáng 28-4, đoàn công tác của Bộ Y tế với hơn 50 cán bộ, chuyên gia do đích thân Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm trưởng đoàn đă về xă Ba Điền, huyện Ba Tơ - Quảng Ngăi để t́m hiểu nguyên nhân và chỉ đạo các ngành chức năng giải quyết dứt điểm “bệnh lạ”.
Chờ điều tra đợt 2
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngăi vào chiều cùng ngày, TS Phan Trọng Lân, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự pḥng, cho rằng theo điều tra dịch tễ học, khả năng mắc bệnh là do nhiễm độc từ thực phẩm, cụ thể là người dân đă ăn gạo mốc. Điều tra 12 hộ gia đ́nh th́ có 4 hộ có người bị bệnh đều ăn gạo mốc; 8 hộ c̣n lại có 7 hộ ăn gạo trắng, 1 hộ ăn gạo mốc nhưng không gây bệnh. Tỉ lệ người ăn gạo mốc tương đối cao, một số nhà khoa học nghiêng về hướng này.
Con đường dẫn vào thôn G̣ Nghênh và bị người dân rào chắn từ sáng 28-4. Ảnh: NIÊM HÀ
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng đến giờ này chưa thể xác định rơ căn nguyên và đường nhiễm bệnh như thế nào? Tuy nhiên, các kết quả điều tra ban đầu cho thấy đây không phải là bệnh nhiễm trùng, cũng không phải do virus Ricketsia mà có thể do nhiễm độc từ tiếp xúc trực tiếp hay qua con đường ăn uống. Các yếu tố liên quan đến môi trường như nước, côn trùng, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất tồn dư trong chiến tranh… cũng là những nguy cơ gây bệnh.
Ông Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho rằng không thể nói các ca tử vong do hội chứng viêm da dày sừng ḷng bàn tay, bàn chân và có tăng men gan gây ra. “Bởi các bệnh nhân chúng tôi điều trị đều bớt bệnh. Do vậy, cần phải tiến hành điều tra đợt hai mới có thể t́m ra nguyên nhân gây nên căn bệnh” - ông Khang nói.
Số ca mắc “bệnh lạ” gia tăng
Trưa 28-4, Trạm Y tế xă Ba Điền cho biết có thêm 2 trường hợp mắc bệnh mới, đó là ông Phạm Văn Đốt và bà Phạm Thị Lá (đều SN 1977, trú thôn G̣ Nghênh, xă Ba Điền), nâng tổng số người mắc bệnh lên 179 người (19 người chết).
Đối với bệnh nhân Phạm Văn Nhọc (SN 1957), sau một thời gian điều trị ở Bệnh viện Phong - Da liễu Quy Ḥa (B́nh Định) và được cho là bớt bệnh, xuất viện về làng nay đang rất tiều tụy, người chỉ c̣n da bọc xương. Bộ trưởng yêu cầu Bệnh viện Phong - Da liễu Quy Ḥa tiếp tục đưa bệnh nhân này trở lại điều trị. “Bằng mọi giá phải cứu được bệnh nhân Phạm Văn Nhọc. Làm được điều này sẽ tạo niềm tin trong người dân. Đồng thời, phải hạn chế tối đa việc phát sinh những ca mắc bệnh mới” - bà Tiến chỉ đạo.
Dân làng không muốn đón các đoàn nghiên cứu
Trong hơn một tuần qua, có đến gần 20 đoàn công tác về địa phương này nghiên cứu về “bệnh lạ”. Người mắc bệnh ngày càng tăng, người dân nơi đây vô cùng hoang mang, lo sợ. Con đường duy nhất từ UBND xă Ba Điền dẫn vào “rốn dịch” làng Rêu và G̣ Nghênh đă được “khóa cổng” bởi hàng rào tre. Khi đoàn của Bộ Y tế vào làng, người đứng đầu thôn G̣ Nghênh quyết định… không mở.
“Làng đang cúng giải trừ con ma. Ai tháo cổng đi vào, con ma “bắt” người làng đi th́ làng bắt đền” - già làng Phạm Văn Ṿng của thôn G̣ Nghênh phán. Sau khi đại diện huyện Ba Tơ thuyết phục, người dân mới dỡ bỏ hàng rào tre cho đoàn vào. “Nếu “bắt” được bệnh th́ “bắt” đi. Càng vào mà người bệnh càng tăng, chúng tôi sợ lắm” - già làng Phạm Văn Đang của làng Rêu nói.
7-10 ngày nữa sẽ t́m ra nguyên nhân Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định như trên với phóng viên Báo Người Lao Động vào sáng 28-4 * Phóng viên: “Bệnh lạ” bùng phát ở huyện Ba Tơ - Quảng Ngăi đă được ngành y tế phát hiện đă hơn một năm qua nhưng sao đến nay vẫn chưa t́m ra nguyên nhân gây bệnh ?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Từ khi phát hiện bệnh, ngành y tế đă tích cực vào cuộc điều tra làm rơ nguyên nhân nhưng chưa thể có kết luận cuối cùng v́ hiện nay kết quả xét nghiệm vẫn chưa có. Sắp tới, dù kết quả vừa qua như thế nào đi nữa th́ ngành y tế cũng sẽ tiếp tục cử một đoàn công tác mới với những chuyên gia đầu ngành tiếp tục vào xă Ba Điền để t́m hiểu nguyên nhân gây bệnh trong thời gian 70 ngày.
Hiện nay, vẫn chưa có phác đồ điều trị hiệu quả. Khi có người bệnh nặng th́ cần chuyển gấp ra Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngăi hoặc Bệnh viện C (Đà Nẵng). Người bệnh được điều trị miễn phí. Kết quả điều tra của riêng tôi và các đoàn vừa qua khẳng định bệnh này không lây lan.
* Ngành y tế có mời Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào cuộc không?
- Hiện nay, ngành y tế trong nước vẫn đang tích cực điều tra, t́m hiểu nguyên nhân qua các bước xét nghiệm. Đến khi nào ngành y tế trong nước không thực hiện được th́ sẽ mời WHO tham gia. Tôi nghĩ khoảng từ 7 đến 10 ngày nữa sẽ t́m ra nguyên nhân của “bệnh lạ”.
* Phương pháp điều trị hiện nay có hiệu quả không khi nhiều người sau khi điều trị bệnh vẫn tái phát?
- Tôi không cho rằng việc điều trị không hiệu quả mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong là do người bệnh không chịu đến trung tâm y tế khi phát bệnh. Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị th́ bỏ về giữa chừng nên mới xảy ra tử vong.
|
NIÊM HÀ - XUÂN LONG