Nga tưng bừng kỷ niệm chiến thắng phát xít
Nga vừa bắt đầu lễ duyệt binh hoành tráng tại Quảng trưởng Đỏ, kỷ niệm 67 năm ngày chiến thắng phát xít (9/5/1945), nay được gọi là Ngày Chiến thắng.
Khoảng 14.000 binh sĩ và 100.000 học viên quân sự tham gia lễ duyệt binh cùng nhiều loại khí tài hạng nặng như xe tăng, tên lửa...
Tổng thống Putin (giữa, hàng dưới) cùng Thủ tướng Medvedev (phải), Bộ trưởng quốc phòng Serdyukov (trái). Phía sau là sĩ quan, cựu chiến binh...
Các chiến đấu cơ và trực thăng hiện đại nhất của quân đội Nga cũng bay lượn trên bầu trời điện Moscow.
Lễ duyệt binh này diễn ra chỉ hai ngày sau lễ nhậm chức của Tống thống mới đắc cử Vladimir Putin tại điện Kremlin.
Tại lễ duyệt binh được tổ chức hôm nay cũng có mặt 1.500 cựu chiến binh Nga. Đây là dịp để mọi người nhớ lại những ngày tháng hào hùng trước đây của nước Nga Xô Viết.
Theo kế hoạch, buổi lễ kết thúc bằng màn bắn 30 loạt đạn đại bác, trước khi bắn pháo hoa tại 13 địa điểm khác nhau trên cả nước.
Để chuẩn bị cho buổi lễ diễn ra suôn sẻ, không quân Nga chuẩn bị nhiều máy bay, sẵn sàng phun "thuốc khử mây".
Một số hình ảnh của buổi lễ:
Ngày Chiến thắng (9/5) được coi ngày kỷ niệm chiến thắng hoàn toàn của các nước Đồng Minh (trong đó có Liên Xô) chống phát xít . 22h 43 ngày 8/5/1945 theo giờ Berlin (tức 0h 43 ngày 9/5 theo giờ Moscow), tại một trường quân sự cũ ở Karlshorst gần Berlin trước sự chứng kiến của đại diện các cường quốc đồng minh, các đại diện toàn quyền được uỷ nhiệm của nước Đức Quốc xã ký vào biên bản xác nhận họ đầu hàng không điều kiện.
Tại Liên Xô cũng như Liên Bang Nga và các nước trong cộng đồng SNG, Ngày Chiến thắng được coi là ngày quốc lễ và là ngày nghỉ. Trong ngày này, các lễ hội kỷ niệm được tổ chức tại Moscow, Thủ đô các nước cộng hoà liên bang và nhiều thành phố lớn. Tại những năm kỷ niệm tròn 5 và tròn 10 (tính từ năm 1945), các lễ hội được tổ chức với quy mô lớn hơn, bao gồm các cuộc duyệt binh, diễu binh của quân đội và các cuộc diễu hành của quần chúng nhân dân.
Theo truyền thống có từ ngày 9/5/1947, các lễ duyệt binh tại Moscow luôn được tổ chức tại Quảng trường Đỏ, lấy Lăng Lenin làm lễ đài và lấy Điện Kremlin, biểu tượng quyền lực chính trị của Liên Xô (trước đây) và nước Nga (hiện nay) làm hậu cảnh chính.
Tại các nước Tây Âu, Anh và Mỹ, trong ngày 8/5 (ngày 9/5 theo giờ Moscow và một số nước Đông Âu), chính quyền, các hiệp hội cựu chiến binh, các tổ chức đấu tranh vì hoà bình và nhiều tổ chức chính trị, xã hội khác cũng tổ chức lễ kỷ niệm này nhưng với tính chất của một ngày hội nhiều hơn là lễ nghi.
Đối với Mỹ, quân đội và nhân dân cũng có một ngày chiến thắng khác của riêng mình với quy mô và mức độ không thua kém ngày ngày 9/5. Đó là ngày 2/9 năm 1945, trên Chiến hạm Missuri neo đậu trong vịnh Tokyo, các đại diện có thẩm quyền của Đế quốc Nhật Bản ký biên bản xác nhận sự đầu hàng vô điều kiện của họ trước đại diện toàn quyền các nước đồng minh chống phát xít.[
Trong một nghị quyết cuối năm 2004, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc gọi ngày này là Ngày Tưởng niệm và Hòa giải. Không chỉ với ý nghĩa là Ngày Chiến thắng, các ngày 8 và 9/5 còn được coi là Ngày Tưởng niệm và Ngày Hoà giải để tưởng nhớ các nạn nhân trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II và để thực hiện sự hoà giải giữa các dân tộc.
Huy Hoàng (tổng hợp)
theo đv