Việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật nhân quyền Việt Nam là sai trái, không phù hợp với xu hướng phát triển của quan hệ giữa hai nước
Đó là khẳng định của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị ngày 13/9 khi đề cập đến dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 H.R.1410 và nghị quyết H.Res.484 “kêu gọi Chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền” do Hạ viện Mỹ thông qua.
Ông Lương Thanh Nghị nêu rõ: Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Trong những năm qua, Việt Nam đă đạt nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trong tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xă hội, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
“Quyền con người được phát huy và sự tham gia tích cực của người dân vào mọi mặt đời sống kinh tế xă hội của đất nước là nhân tố quan trọng của thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam” - ông khẳng định.
Đề cập quan hệ Việt - Mỹ, ông nói mối quan hệ đă có những tiến triển tích cực thời gian qua. Hai nước thường xuyên trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có quyền con người, trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng và tôn trọng lẫn nhau.
“Đây là cách tốt nhất để tăng hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển v́ lợi ích của cả hai nước” - ông nói.
Trên cơ sở đó, ông khẳng định dự luật H.R.1410 và nghị quyết H.Res.484 đă dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về t́nh h́nh thực thi quyền con người tại Việt Nam. Việc thông qua dự luật và nghị quyết nói trên là sai trái, không phù hợp với xu hướng phát triển của quan hệ giữa hai nước.
Theo thông cáo báo chí đăng trên trang web của hạ nghị sĩ Chris Smith, Hạ viện Mỹ chiều 11/9 đă thông qua dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2012.
Theo dự luật này, Mỹ không được viện trợ không có mục đích nhân đạo cho Việt Nam nếu Tổng thống Mỹ không xác nhận được với Quốc hội Mỹ rằng Việt Nam đă cải thiện đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền.
Hạ nghị sĩ Chris Smith từng hai lần đề nghị dự luật Nhân quyền cho Việt Nam và được Hạ viện Mỹ thông qua nhưng đều bị Thượng viện bác bỏ.
Linh Thư
VNN