Trấn tĩnh lại sau những biến động, nhiều đại gia đă giật ḿnh với cục nợ lên đến hàng ngàn tỷ. Nhiều người đă phải chua xót thừa nhận những sai lầm, của một thời ham mê đầu tư quá tay.
Cổ đông lo lắng
Sự lo ngại của các cổ đông không phải không có lư khi mà trong thời gian gần đây thị trường BĐS rơi vào t́nh trạng tê liệt. Trong khi đó, BĐS vẫn là trọng tâm kinh doanh của HAGL.
Việc đi đầu trong việc giảm giá của HAGL àm dấy lên lo ngại về t́nh h́nh tài chính của DN này khi tổng nợ lên tới 16.000 tỷ đồng, so với vốn chủ sở hữu chưa tới 10.000 tỷ đồng.
Hiện tượng hàng loạt DN rơi vào nợ nần ngập đầu ngày càng nhiều và nó khiến nhiều người phải giật ḿnh khi không ít DN lớn, gương mặt đại gia cũng bị “ngấm” đ̣n của thời kỳ khủng hoảng, bị thua lỗ, bị liệt vào danh sách cảnh báo, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản… cho dù một thời tiềm lực tài chính được xem là hàng đầu trên TTCK.
Những cái tên như KBC, SGT của doanh nhân từng đứng đầu danh sách người giàu nhất Việt Nam, Đặng Thành Tâm; hay doanh nghiệp BĐS và xây dựng có tiếng như PVX, QCG, LCG, HQC, VPH; hay các doanh nghiệp vận tải như Mai Linh, VOS, DDM… là những ví dụ điển h́nh về đại gia gặp khó.
Trong trường hợp Mai Linh, tập đoàn đứng đầu cả nước về số lượng đầu xe taxi cả nước đă cũng đă rơi vào t́nh cảnh nợ nần nặng nề, thậm chí không thanh toán được những khoản nợ nhỏ của cá nhân góp vốn.
Chủ tịch tập đoàn này có lúc đă phải kêu gọi nhân viên “tiếp máu”, như đóng góp doanh thu, tự nguyện giảm lương… giúp tập đoàn vượt qua giai đoạn khó khăn.
Không ít cổ đông gần đây tỏ ra lúng túng với việc có nên tiếp tục tham gia mua cổ phiếu phát hành tăng vốn của các doanh nghiệp đói vốn nhưng đang ôm những cục nợ khổng lồ hay không. Các doanh nghiệp ráo riết lên kế hoạch gọi vốn trong khi cổ đông nhiều khi không tin tưởng vào khả năng hồi phục, khả năng lật thế cờ của doanh nghiệp.
Chấp nhận rủi ro để làm lại
Khoản nợ của HAGL là rất lớn, ngang bằng với tổng vốn chủ sở hữu của hai ngân hàng thương mại cổ phần vào loại hàng đầu tại Việt Nam, và nếu so sánh với vốn chủ sở hữu th́ tỷ lệ an toàn của DN này cũng đáng lo ngại.
Tuy nhiên, doanh nhân giàu thứ hai trên sàn chứng khoán Việt thừa nhận, HAGL rơi vào t́nh trạng khó khăn nhất vào những năm 2008-2009 mà theo mô tả của vị chủ tịch này HAGL chao đảo, “sắp đi”. Tuy nhiên, bây giờ HAGL đă tái cơ cấu, và kiểm soát tốt t́nh h́nh. Nợ vẫn c̣n nhiều nhưng ông khẳng định
Mổ xẻ về khoản nợ 16.000 tỷ, ông Đức cho rằng, HAGL luôn có khoảng 2.500 đồng tiền mặt để dự pḥng thanh khoản nên nợ giảm xuống c̣n 13.500 tỷ đồng. Trong thời gian tới, tập đoàn sẽ thu về 1.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi nên nợ sẽ c̣n giảm xuống. Những con số trên 10 ngàn tỷ vẫn là một mối đe dọa.
Với nhiều cổ đông, triển vọng là điều đáng xem xét nhưng nếu doanh nghiệp nợ quá nhiều và ḍng tiền không được cải thiện kịp thời, tương ứng với các khoản phải chi ra, th́ vẫn có thể chết cho dù tài sản là rất lớn.
Sự mạo hiểm khi tái cấu trúc, mở rộng đầu tư cùng lúc sang nhiều lĩnh vực của đại gia này cho dù được tính toán kỹ nhưng xem ra vẫn có phần may mắn. Sự suôn sẻ ban đầu của các dự án cao su, mía đường, thủy điện và cả BĐS ở Myanmar có thể là cơ sở để bầu Đức lại xuất hiện và lên tiếng khá nhiều thời gian gần đây.
Băo đă suy yếu nhưng hậu quả của nó c̣n rất lớn. Rất nhiều doanh nghiệp kém may mắn đă phá sản. Một số lượng lớn các doanh nghiệp khác vẫn đang vật lộn trong khó khăn.
Chia sẻ với cổ đông, chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MCG) Nguyễn Ngọc B́nh cho biết, ông rất lo lắng, thậm chí c̣n mất ăn mất ngủ với khoản nợ lớn mà doanh nghiệp đang phải gánh, với lăi lên đến 60 đến 70 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp trong cả năm 2012 chưa đầy 500 triệu đồng.
Người từng giàu nhất trên TTCK, ông Đặng Thành Tâm hồi cuối 2012 cũng đă phải thừa nhận thất bại và rút bài học khi lấn sân đầu tư tài chính. Đại gia này thậm chí c̣n ước mơ được quay trở về thời xưa, làm ít, nợ ít, không phải sống trong lâu đài xa hoa mà canh cánh nỗi lo nợ
Theo tính toán của doanh nhân này, tập đoàn của ông và của bà Đặng Thị Hoàng Yến (chị gái ông Tâm) khi đó nợ ngân hàng chưa đến 500 triệu USD, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng.
Thực tế hoạt động của đa số các DN cho thấy, hầu hết các công ty phải sử dụng đ̣n bẩy tài chính như vay ngân hàng để tăng lợi nhuận, để doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, để làm được những việc, dự án lớn.
Điều này có lẽ đúng với cả hoạt động tài chính của các cá nhân, gia đ́nh. Nhiều trường hợp phải vay tiền mới “lo được việc”. Đa số các trường hợp đi vay tiền đều được tính từ trước, xa th́ gọi là chiến lược, gần th́ là “dự trù” để trả nợ…
Tuy nhiên, đầu tư bao giờ cũng gắn với rủi ro. Nhiều khi sự thành bại lại nằm ở yếu tố may mắn. Trong bối cảnh kinh tế ổn định không sao, nhưng nếu khủng hoảng xảy ra, điều xấu nhất cũng có thể đến. Nếu tỷ lệ vay không quá lớn so với vốn, doanh nghiệp có thể có cơ hội phục hồi. Ngược lại, doanh nghiệp tính đánh bạc th́ phụ thuộc vào may rủi. Nhiều doanh nghiệp gần đây rơi vào t́nh trạng gần như bất động do nợ lớn và không có tiền cho hoạt động như THV, SHN, STL…
Theo VEF