Chỉ cần một bộ hồ sơ thuế quan hoàn chỉnh cùng với giấy phép kinh doanh là các đầu nậu có thể dễ dàng trốn tránh kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng, “phù phép” hàng lậu trở thành hàng hợp pháp.
Những màn “ảo thuật” hoàn hảo
Các đầu nậu ở Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo cũng chính là những doanh nghiệp đă có giấy phép kinh doanh các mặt hàng mà họ buôn lậu. Và để hợp thức hóa hàng lậu, họ có muôn vàn chiêu tṛ nhằm qua mặt cơ quan chức năng như quay đầu xe tiêu thụ hàng trong khu kinh tế để lách luật; đánh tráo hàng khi làm thủ tục thông quan. Đường cùng th́ làm “luật” để vượt qua kiểm soát…
Xe tải và container chờ “nuốt” hàng lậu ngoài cổng kiểm soát |
Doanh nghiệp TM chuyên kinh doanh mặt hàng nước giải khát, rượu bia, gạo nếp Thái Lan. Những lái xe của doanh nghiệp này cho hay, mỗi ngày có hàng chục container nước tăng lực Redbull và bia rượu được chuyển về. Để có lăi, chủ doanh nghiệp chỉ làm thủ tục hải quan với hơn phân nửa hàng, số c̣n lại sẽ xin “quay đầu xe tiêu thụ hàng trong khu kinh tế”. Đây thực ra là một chiêu lách luật quen thuộc của các đầu nậu.
Anh N-một lái xe nhiều năm cho doanh nghiệp TM giải thích: “Hàng từ Lào về Việt Nam, vào khu kinh tế, đến cổng B để hải quan làm thủ tục tháo ch́ khỏi container. Container nào làm thủ tục xong th́ sang kho đổ hàng. C̣n container nào chủ hàng xin bán lại trong khu kinh tế th́ xe sẽ quay đầu vào khu kinh tế. Thực ra số hàng đó không được tiêu thụ trong khu kinh tế mở mà được tập kết tại một kho trong khu vực này, sau đó các đầu nậu sẽ thuê người dân vận chuyển số hàng này qua cổng kiểm soát để trốn thuế, sau đó sẽ có cách hợp pháp hóa hồ sơ”.
Chúng tôi hỏi, nếu một container ḅ húc, làm đúng thủ tục phải mất bao nhiêu tiền, anh N nhẩm tính: “Nếu đúng thủ tục, một container phải mất khoảng 100 triệu đồng thuế, nhưng khi xin quay đầu xe để tiêu thụ hàng, thuê người dân vận chuyển chui qua cổng kiểm soát rồi hợp pháp hóa giấy tờ th́ chỉ mất từ 40-50 triệu đồng”.
“Muốn có lăi, hàng đầy đủ giấy tờ, đúng quy tŕnh thủ tục vẫn phải lách như thường. Một chiêu nữa bọn em hay làm là tráo hàng. Trong những container chở ḅ húc, các chủ hàng phải chèn thêm bia hoặc rượu ngoại – những mặt hàng có giá trị cao hơn ḅ húc. Khi kiểm tra, hải quan cũng khó phát hiện. Như vậy sẽ dễ thông quan hơn. Bia rượu th́ thuế cao hơn mà lăi cũng nhiều hơn hẳn “ḅ húc” mà!”- N khề khà chia sẻ kinh nghiệm.
Có chi phí mới lọt
Đúng như lời của N, chúng tôi cũng đă tận mắt chứng kiến tại khu vực kiểm soát cổng B, có đến 5 xe trong tổng số khoảng 20 xe container xin lực lượng hải quan cho quay đầu để “tiêu thụ hàng trong khu kinh tế”. Tại kho hàng của Công ty TNHH AĐ ở ngoài cổng B, H – người được giao nhiệm vụ quản lư kho hàng - đang chỉ đạo cửu vạn bốc hàng lên các xe tải. Có khoảng 5-6 cửu vạn làm nhiệm vụ bốc vác, trong số đó có một người đứng dán tem công ty lên các thùng ḅ húc. H thành thật kể: “Ở đây có cả hàng lậu và hàng đă đóng thuế, nhưng số hàng lậu khi được dán tem công ty là đă được các chủ hàng “lo thủ tục” hết rồi. Chỉ cần dán tem công ty rồi photocopy một bộ hồ sơ đem đi công chứng cho các lái xe là số hàng đó có thể đi tiêu thụ khắp các tỉnh thành, chẳng ai truy hỏi được!”.
C̣n việc “làm luật” để đưa hàng lậu qua khu kiểm soát cổng B được người dân ở đây coi là chuyện b́nh thường. Chị Trương Thị B – một dân bo hàng - nói: “Một xe ô tô khi qua cổng B th́ phải có chi phí cho các chốt kiểm soát, mỗi chỗ một ít mới trót lọt”. Theo giải thích của chị B, cách thức “làm luật” ăn chia với các mối ở cổng B để đưa được hàng qua cổng như sau: Mỗi thùng hàng được đầu nậu trả 10.000 đồng th́ ḿnh phải “làm luật” mất 6.000 đồng. C̣n nếu đi qua đường tiểu ngạch, không may bị bắt hàng th́ đương nhiên, ḿnh phải đền cho chủ hàng. Chẳng ai muốn chuyện đó xảy ra cả!
Gia Tưởng - Thắng Quang
(Dân Việt)