Sầu riêng, mít, chuối được những người buôn thu mua về với số lượng lớn rồi đem giấm bằng hóa chất. Dù quả non, hay già sau khi ủ sẽ chín đều, bắt mắt người mua.
Hoa quả chín bằng hóa chất

Chỉ cần giấm bằng hóa chất th́ mít non cũng sẽ chín vàng đều
Mỗi vụ người buôn chỉ tiến hành thu mua 3-4 lần v́ vậy các chủ vườn trồng mít, sầu riêng ở Cái Mơn (Bến Tre), Cái Bè (Tiền Giang) cũng phải thu hoạch hàng loạt để bán. Thậm chí thương lái c̣n thu mua cả vườn từ quả non đến quả già. Sau đó hoa quả sẽ được các thương lái tiến hành giấm thuốc cho chín rồi mang lên TP. HCM hay tỉnh lân cận để tiêu thụ.
Để giấm sầu riêng, người ta đổ nước vào hai chiếc thùng lớn (loại đựng sơn nước), sau đó pha vào một loại bột có màu trắng đục khuấy đều thành một thứ hỗn hợp sền sệt. Bốn người thợ chia làm 2 cặp: một người chuyền sầu riêng, người c̣n lại dùng một thanh gỗ nhỏ dài cỡ chiếc đũa, một đầu được quấn vải dày, thọc sâu vào thùng dung dịch pha sẵn rồi bôi trực tiếp hóa chất vào cuống trái và xếp chúng thành một đống, dùng bạt phủ kín.
Giấm mít Thái ngoài việc bôi thuốc vào đầu cuống, thuốc c̣n được rải lên từng trái trước khi phủ bạt nhằm để thuốc ngấm sâu vào trái mít làm nở gai và tạo màu vàng óng đến tận xơ…
Đối với chuối, người giấm dùng thuốc phun trực tiếp lên từng buồng chuối rồi phủ bạt. Chỉ sau 12 giờ, từng trái chuối dù vẫn c̣n cứng nhưng đă chuyển sang màu vàng rất đẹp, trong khi cuống vẫn c̣n xanh, tươi.
Theo một người buôn cho biết: chuối phải giấm thuốc là v́ “chiều theo thị trường”, bạn hàng mua chuối về bán đều yêu cầu loại chuối đă dú vàng. Đối với mít và sầu riêng cũng phải dùng thuốc mới ủ chín được hàng loạt, c̣n để chín tự nhiên th́ không có đủ hàng cùng lúc cung cấp cho thị trường.
Theo kinh nghiệm của những người buôn trái cây, để tránh mua phải quả đă bị giấm thuốc, đối với chuối nên chọn loại có màu xanh nguyên thủy, c̣n chuối vàng óng bán đầy lề đường chắc chắn là đă phun thuốc. Đối với mít Thái và sầu riêng th́ không thể phân biệt từ bên ngoài. Tuy nhiên, hầu hết sầu riêng chín do thuốc đều rất khó tách rời từng múi, cơm thường bị sượng. Mít Thái cũng vậy, do chín nhờ thuốc nên ít thơm, thường bị sượng (người bán gọi là gịn), xơ cũng rất vàng, khác xa mít chín cây thường có múi vàng ươm, thơm lựng; c̣n xơ th́ trắng hoặc vàng nhạt.

Sầu riêng giấm hóa chất múi ít, màu và vị đều nhạt không có màu vàng đậm, ngọt và thơm như sầu riêng chín cây.
Hóa chất cực độc gây ung thư
Hóa chất giấm hoa quả vốn rất khó để t́m mua ở bên ngoài, chúng được người buôn lấy từ những mối quen, chỉ cần gọi điện là sẽ được mang đến tận nơi. Những loại hóa chất này được đóng thành từng bịch không nhăn mác, chỉ được đánh dấu bằng chữ C và chữ T màu đỏ.
Theo một chuyên viên công tác trong ngành y tế dự pḥng, hiện người ta thường dú chín trái cây bằng hóa chất có tên Carbendazim và Tebuconazole. Đây là loại hóa chất diệt nấm theo phương thức lưu dẫn thuộc nhóm cực độc, chúng phân hủy chậm và có nguy cơ gây ung thư, quái thai, vô sinh. Người tiếp xúc với những chất này có thể bị hại gan và gây nguy hiểm khi chúng dính vào miệng và mắt. Tebuconazole đă bị Cơ quan Quản lư Dược và Thực phẩm Mỹ liệt kê như là một chất gây ung thư thuộc nhóm độc. Loại hóa chất này đă bị loại khỏi thị trường châu Âu.
Người Việt đang tự đầu độc chính ḿnh bằng những loại thực phẩm ủ độc. Người tiêu dùng th́ cũng bất lực trong việc pḥng tránh khi ăn cũng “chết” mà không ăn th́ cũng “đói”. Cũng chẳng thể trách được họ bởi quá khó khăn nên người ta mới phải t́m đủ cách để kiếm sống, giá như có những hướng dẫn chi tiết về cách chọn lựa, bảo quản rau quả an toàn, hay tổ chức các khu trồng cây an toàn theo đúng tiêu chuẩn và nếu có sự quy hoạch nuôi trồng và sản xuất của các cơ quan quản lư, sao cho nông sản đảm bảo một ṿng khép kín theo chu tŕnh th́ có lẽ hoa quả “nhiễm độc” sẽ chẳng c̣n cơ hội hoành hành đến như vậy.
Nguồn: Ngân Hà/ NLD