Quan hệ Trung-Mỹ đang rất thân thiện, nhưng giới phân tích nhận định, đằng sau “nụ cười trước ống kính” ấy là sự chuẩn bị âm thầm cho t́nh huống xấu nhất.
Mỹ - Trung Quốc đang duy tŕ mối quan hệ "kiểu mới"
|
Trong thời gian gần đây, một động thái được dư luận quan tâm, Hải quân Mỹ đă dành rất nhiều nỗ lực để phát triển các loại mục tiêu bay tương tự để mô phỏng các tên lửa đối hạm siêu thanh của Trung Quốc.
Giới quân sự Mỹ đang nhận ra rằng, hầu hết các đối thủ của họ trong tương lai gần (Trung Quốc, Triều Tiên hoặc Iran) đều có rất nhiều tên lửa cận âm của Trung Quốc. Và người Mỹ đang ráo riết chuẩn bị mọi thứ cho một cuộc chiến.
Việc phát triển loại mục tiêu bay này cho phép hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ được luyện tập và chắc chắn rằng có thể chặn đứng những nỗ lực tấn công chiến hạm của nước này từ đối thủ.
Hiện tại, Trung Quốc đang được trang bị những loại tên lửa chống hạm C-801, C-802, ngoài ra c̣n có loại tên lửa lợi hại 3M54 (Klub – do Nga sản xuất, trang bị trên tàu ngầm của Trung Quốc).
Tên lửa chống hạm C802A của Trung Quốc
|
Trong báo cáo thường niên dài 83 trang tŕnh Quốc hội hồi tháng 5 vừa qua, Lầu Năm Góc cũng đă đề cập tới mối lo ngại về sự phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc, DF-21D. Với tầm bắn từ 966-2.896 km, loại tên lửa này được Trung Quốc mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay".
Hiện có nhiều lo ngại rằng, Hải quân Mỹ chưa có hệ thống pḥng thủ chống lại các tên lửa kiểu như Klub hoặc đă phát triển khả năng pḥng thủ nhưng giấu kín.
Những động thái này cho thấy, Mỹ đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc chiến với đối thủ không công bố danh tính, nhưng “ai cũng biết đấy là ai”. Khác hẳn với những ǵ hai nước Trung – Mỹ đang thể hiện trước dư luận.
Ngày 12/7 tờ "Global Post" Canada đăng bài viết nhan đề "Mỹ và Trung Quốc mỉm cười trước ống kính nhưng đang chuẩn bị cho giao chiến".
Bài viết cho rằng, quan hệ Trung-Mỹ rất ít thân thiện như thế. Hai nước gần đây đồng ư áp dụng nhiều biện pháp giảm khí thải nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo tờ báo này, trong cuộc gặp gỡ Tập Cận B́nh - Barack Obama vào tháng trước, hai bên cuối cùng đạt được nhất trí về vấn đề Triều Tiên... Đây là thời kỳ chung sống ḥa b́nh. Mặc dù như vậy, tại sao quân đội hai nước đều đang chuẩn bị t́nh huống giao chiến với nhau?
Chuyên gia chính sách quân sự Amitay Etzioni viết trên báo Các vấn đề quốc tế Yale rằng: “Trên thực tế, chính trị và ngoại giao luôn đang diễn biến với các động thái trái ngược với nhau.”
Năm 2012, sau khi nhà lănh đạo mới Trung Quốc lên cầm quyền đă nhanh chóng ra lệnh cho Quân đội tập trung vào "chiến đấu thực tế" và "đánh thắng chiến tranh". Ông Tập Cận B́nh đă sử dụng lại một số tướng lĩnh và cố vấn quân sự Trung Quốc rất cứng rắn, những người này chủ trương đưa ra chiến lược quân sự, chuẩn bị đối đầu trực tiếp với Mỹ.
Đặc biệt là Đại tá Lưu Minh Phúc, sách của ông từng bị cấm do ông kêu gọi Trung-Mỹ cạnh tranh quân sự trực tiếp, nhưng đến nay sách này lại được nghiên cứu. Và bằng chứng cho thấy Trung Quốc tuy vùng vẫy, ngang ngược ở Biển Đông nhưng mọi động thái chuẩn bị chiến tranh đều dành cho người Mỹ.
Các học giả quân đội hiếu chiến của Trung Quốc đă nhiều lần nói rằng Đất nước cần chuẩn bị chiến tranh với một kẻ thù trong tương lai, c̣n những kẻ thù hiện tại không phải là đối thủ.
Nhà quân sự Amitay Etzioni cho rằng, việc Trung Quốc hợp tác với Mỹ trong nhiều lĩnh vực và làm ấm lên mối quan hệ song phương giữa hai cường quốc chỉ nhằm lừa mị dư luận. Khi Mỹ khẳng định trung lập trên Biển Đông, sự ḥa hảo sẽ giúp Trung Quốc mang bộ mặt thân thiện trước dư luận. Và người Mỹ tới khi muốn gỡ bỏ thế trung lập để bảo vệ đồng minh sẽ vấp phải sự phản đối từ thế giới.
Nhưng người Mỹ không phải không chuẩn bị trước những điều này. Lầu Năm Góc hiện xây dựng chiến lược toàn cầu trên nền tảng "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không". Dựa vào chiến lược này, nếu Biển Đông hoặc khu vực xung quanh xuất hiện mối đe dọa, quân Mỹ tiến hành tấn công trên bộ, trên không toàn diện đối với Trung Quốc.
Thực tế cho thấy, Mỹ đă dồn quá nửa sức mạnh quân sự của ḿnh về Châu Á – Thái B́nh Dương và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đồng thời, thị trường vũ khí của Mỹ cũng chuyển trọng tâm về khu vực này. Trung Quốc làm nóng khu vực. và người Mỹ cũng không v́ thế mà từ chối hưởng lợi từ các hợp đồng vũ khí.
Thế giới đang đứng trước một cục diện hoang đường: Hai "siêu cường" chung sống ḥa b́nh với nhau, song song là quân đội mỗi bên lại đang chuẩn bị chiến tranh toàn diện. T́nh h́nh này c̣n nguy hiểm, phức tạp hơn thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Năm 2014, thế giới sẽ kỷ niệm 100 năm nổ ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (năm 1914), một lần nữa, sau cả một thế kỷ, thế giới lại đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến khốc liệt hơn.
Minh Tú - ĐVO