HÀ NỘI (NV) .- Việt Nam và Trung Quốc sẽ sớm thông qua hiệp định hợp tác khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc và quy chế tàu thuyền qua lại cửa sông Bắc Luân.
Thác Bản Giốc nay có một nửa thác chính thuộc về Trung Quốc theo hiệp định phân định biên giới trên đất liền mà Việt Nam đă kư với Trung Quốc vào năm 1999. Rất nhiều người đă chỉ trích bản hiệp định này, coi như nhà cầm quyền CSVN đă cắt một phần đất biên giới giao cho Bắc Kinh, gồm cả một phần Thác Bản Giốc. (H́nh: Internet)
Đó là thông tin do Bộ Ngoai giao Việt Nam công bố về nội dung hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc, khi nhân vật này thăm Việt Nam. Chuyến thăm đă bắt đầu từ ngày 3 tháng 8 và kéo dài cho đến ngày 6 tháng 8.
Ngoài những nội dung thường thấy mỗi khi có hội đàm song phương giữa Việt Nam – Trung Quốc, như: “hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác”, hoặc “xử lư thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung”, trong thông cáo do Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa phát hành, c̣n có đoạn viết: “Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh nhấn mạnh, hai bên cần kiên tŕ giải quyết tranh chấp trên biển, trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”.
Thông cáo báo chí về nội dung hội đàm song phương giữa Việt Nam – Trung Quốc lần này không thấy đề cập đến chuyện Việt Nam sẽ cùng Trung Quốc thăm ḍ, khai thác dầu khí trên biển Đông.
Điều đó gián tiếp xác nhận những tiết lộ của Ngoại trưởng Philippines về nội dung cuộc gặp gỡ gần nhất của Ủy ban hỗn hợp Hợp tác song phương Philippines - Việt Nam, mới diễn ra từ 31 tháng 7 đến 1 tháng 8, tại Manila. Theo đó, Việt Nam mới xác nhận sẽ ủng hộ Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền trên biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines bảo rằng, đây là điều trước đây chưa từng có.
Trước đây, Việt Nam vẫn tỏ rất trung thành với phương thức “đối thoại”, không dám “đối đầu” với Trung Quốc như Philippines. Tuy nhiên t́nh h́nh có vẻ đă khác. Tại cuộc gặp gỡ gần nhất với Philippines, Việt Nam đột nhiên tán thành quan điểm của Philippines: Không chấp thuận các dự án chung như thăm dò khai thác dầu khí với Trung Quốc nếu Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền.
Khác với các tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông vốn liên quan đến nhiều bên, những tranh chấp trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đă được thỏa thuận qua hiệp định phân định ranh giới trên đất liền từ năm 1999.
Theo các chuyên gia, Việt Nam đă nhượng bộ Trung Quốc khá nhiều trong hiệp định này. Chẳng hạn Việt Nam đă cắt khoảng 300 mét cuối của tuyến đường sắt từ Đồng Đăng đến đường biên giới cũ cho Trung Quốc. Hoặc khi tiến hành cắm các cột mốc ở cực Đông của biên giới Việt – Trung theo hiệp định mà Việt Nam đă kư với Trung Quốc vào năm 1999, người ta phát giác một số ngôi làng Việt Nam đột nhiên lại ở bên kia biên giới.
Khu vực thác Bản Giốc – nơi mà hai Ngoại trưởng của Việt Nam và Trung Quốc vừa thỏa thuận sẽ tác động để hai quốc gia sớm thông qua hiệp định hợp tác khai thác tiềm năng du lịch – vốn từng được xem là hoàn toàn thuộc về Việt Nam. Tuy nhiên theo hiệp định phân định biên giới trên đất liền mà Việt Nam đă kư với Trung Quốc vào năm 1999, Việt Nam chỉ c̣n chủ quyền ở phần thác phụ và một nửa thác chính.
Thác Bản Giốc (Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên - Bản Ước) nằm trên sông Quây Sơn, có chiều rộng 208 mét.
Đây là thác nước lớn thứ tư trong số các thác nước nằm trên đường biên giới giữa các quốc gia. Nếu chỉ so trong khu vực th́ thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á và là một thắng cảnh nổi tiếng.
Thác Bản Giốc được chia thành hai phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao nhưng thực chất là thác phụ v́ lượng nước không lớn. Phần ở phía Bắc gọi là thác Thấp song lại là thác chính.
Nếu nh́n từ dưới chân thác, th́ chỉ c̣n phần thác bên trái và nửa phía Tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam (xă Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng). Nửa phía đông của thác bên phải nay thuộc chủ quyền của Trung Quốc (trấn Thạc Long, huyện Đại Tân), thành phố Sùng Tả, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây).
Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Cao Bằng, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 30,000 người đến thăm thác Bản Giốc, c̣n phía Trung Quốc đón gần một triệu lượt du khách.
(G.Đ)