(GDVN) - "Tranh chấp lănh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở đảo Điếu Ngư (nhóm đảo Senkaku) luôn luôn được coi như một bài kiểm tra quyết tâm và khả năng đối phó với các tranh chấp lănh thổ ở quần đảo Trường Sa và các khu vực khác trên Biển Đông".
|
Nghê Lạc Hùng |
Nghê Lạc Hùng, một chuyên gia quân sự tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 9/8 nói với tờ Bưu điện Hoa Nam (SCMP) rằng các hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông được Bắc Kinh thiết kế để gửi thông điệp cứng rắn đến các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
"Tranh chấp lănh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở đảo Điếu Ngư (nhóm đảo Senkaku) luôn luôn được coi như một bài kiểm tra quyết tâm và khả năng đối phó với các tranh chấp lănh thổ ở quần đảo Trường Sa và các khu vực khác trên Biển Đông", ông Nghê Lạc Hùng, Giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách quốc pḥng và sức mạnh biển thuộc đại học Thượng Hải cho biết.
Trước đó, Trung Quốc đă triển khai 4 tàu Cảnh sát biển xâm nhập khu vực Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát với thời gian dài kỷ lục, 28 giờ liên tiếp trong bối cảnh nhắc đi nhắc lại tuyên bố "bảo vệ chủ quyền" của Bắc Kinh bằng sức mạnh táo bạo của hải quân.
4 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc rời khỏi Senkaku trưa hôm qua. Thời Ân Hoằng, một học giả Trung Quốc từ khoa Quan hệ quốc tế đại học Nhân Dân cho rằng động thái này của Bắc Kinh là nhằm phản ứng lại việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trước đó đă thị sát hạt 11 Cảnh sát biển Nhật Bản có nhiệm vụ tuần tra giám sát Senkaku.
Hôm thứ Ba, Nhật Bản đă ra mắt tàu chiến lớn nhất của ḿnh kể từ chiến tranh Thế giới thứ 2 trở lại đây, Bộ Quốc pḥng Trung Quốc hôm qua cho rằng cả khu vực phải được báo động về hoạt động phát triển sức mạnh quân sự của Nhật Bản.
Hồng Thủy (Nguồn: SCMP)
Giaoducvn