Chỉ có 15% binh sĩ đang tại ngũ trong quân đội Mỹ bỏ phiếu ủng hộ Tổng thống Barack Obama với tư cách là một Tổng Tư lệnh quân đội. Đây là kết quả của một cuộc thăm ḍ hàng năm do Military Times (Thời báo Quân sự) tiến hành. Kết quả này cho thấy một thực tế là ông chủ Nhà Trắng đang mất điểm trầm trọng trong mắt quân đội. Vậy lư do v́ sao binh lính Mỹ lại thất vọng về Tổng thống Obama như vậy?
Tổng thống Obama
Nếu tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Obama trong người dân nước Mỹ nói chung đang ở mức giảm dần đều th́ với quân đội, uy tín của ông đang lao dốc, sụt giảm xuống mức kỷ lục.
Chỉ có 15% binh lính tại ngũ trogn quân đội Mỹ ủng hộ những ǵ ông Obama làm trên cương vị là Tổng tư lệnh quân đội, tờ tạp chí Military Times cho biết. Hơn một nửa – khoảng 55% binh lính Mỹ phản đối những ǵ ông Obama thể hiện trong vai tṛ là người đứng đầu cao nhất của quân đội. Tổng thống chưa bao giờ được coi là một Tổng Tư lệnh quân đội được ưa thích trong quân đội nhưng mức tỉ lệ ủng hộ như trên là mức thấp kỷ lục đối với ông Obama. Năm đầu tiên trên cương vị Tổng Tư lệnh quân đội, ông Obama c̣n được hưởng tỉ lệ tương đối cao là 35%.
So với tỉ lệ ủng hộ ông Obama nói chung trong người dân Mỹ th́ uy tín của ông này trong quân đội thấp hơn rất nhiều dù tỉ lệ ủng hộ ông chủ Nhà Trắng hiện giờ sụt giảm chỉ c̣n 44%.
"Một thực tế rơ ràng là ông Obama đang mất uy tín nghiêm trọng trong quân đội với tư cách là Tổng Tư lệnh quân đội”, tạp chí Military Times cho biết.
V́ sao Obama mất điểm trong mắt binh lính Mỹ?
Vậy v́ sao Tổng thống Obama lại mất điểm trầm trọng như vậy trong quân đội Mỹ? Nguyên nhân uy tín của ông Obama sụt giảm nghiêm trọng như vậy trong quân đội là do một số nhân tố bao gồm việc cắt giảm ngân sách, tinh thần binh lính sa sút, sự bất măn về chính sách đối ngoại của chính quyền Obama, những sáng kiến về b́nh đẳng giới và đồng giới trong quân đội cũng như giới lănh đạo chính trị Mỹ nói chung.
Theo cuộc thăm ḍ của Military Times, các binh lính ngày càng trở nên bất măn dưới thời của ông Obama hơn là dưới thời của các Tổng Tư lệnh quân đội trước đây. Khoảng 91% binh lính tại nhiệm hài ḷng với chất lượng cuộc sống trong năm 2009. Năm nay, con số này đă giảm xuống c̣n 56%. Có một lư do giải thích cho điều này, hơn một nửa binh lính Mỹ tin rằng hiện tại họ đang được trả lương thấp. Năm 2009, 87% binh lính đánh giá lương và phụ cấp họ được trả là tốt hoặc tuyệt vời. Hiện tại, chỉ c̣n 44% lính Mỹ nghĩ như vậy.
"Theo đề xuất của Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, Quốc hội Mỹ vừa thông qua việc tăng lương cơ bản lên 1% cho binh lính vào năm tới. Đây là năm thứ hai có mức tăng như vậy và đó cũng là mức tăng hàng năm nhỏ nhất trong lịch sử 41 năm của quân đội”, tờ Military Times cho hay.
Những diễn biến, sự kiện ở Iraq, Afghanistan và sự nổi lên của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng khiến nhiều binh sĩ trong quân đội Mỹ thách thức chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama.
Quyết định của ông Obama trong việc rút quân khỏi Iraq năm 2011 đă dẫn đến sự nổi lên của nhóm khủng bố khét tiếng IS, một số chuyên gia quân sự đă nhận định như vậy. Họ xem Tổng thống Obama là một nhà lănh đạo nhu nhược. Sự nổi lên của nhóm IS đă buộc Tổng thống Obama phải đưa binh lính Mỹ quay trở lại khu vực – một quyết định không được sự ủng hộ rộng răi của binh lính Mỹ. Khi được hỏi liệu Mỹ có nên đưa một lực lượng chiến đấu lớn quay trở lại Iraq để chiến đấu chống lại lực lượng IS hay không, 70% binh sĩ được hỏi đă trả lời là “Không”.
Tương tự, báo cáo của tờ Military Times cũng cho thấy, binh lính Mỹ không hài ḷng với kết quả của cuộc chiến ở Iraq cũng như Afghanistan và đương nhiên họ đổ lỗi cho Tổng Tư lệnh quân đội.
"Tỉ lệ binh lính Mỹ nghĩ rằng cuộc chiến ở Afghanistan của họ sẽ thành công đă lao dốc kể từ năm 2007", tạp chí Military Times cho hay. Cũng như vậy, chỉ có 30% binh lính Mỹ tin cuộc chiến kéo dài 8 năm của họ ở Iraq là một thành công.
"Sự bi quan về Iraq là điều dễ hiểu bởi các binh lính đă mất nhiều năm nghe giới lănh đạo cấp cao nói rằng Iraq đang nổi lên là một nền dân chủ ổn định, quân đội Iraq là một đồng minh đáng tin cậy trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố cực đoan. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đó, mọi lời tuyên bố trên hoá ra đều là sai”.
Tuy nhiên, Tổng thống Obama có lư do để tin rằng sự sụt giảm về uy tín của ông trong quân đội không phải hoàn toàn do cá nhân bởi nó diễn ra khi mà sự ủng hộ và niềm tin của quân đội cho hai đảng phái chính trị lớn nhất nước Mỹ là Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ cũng sụt giảm mạnh.
Theo cuộc thăm ḍ của Military Times, gần một nửa binh lính trong quân đội Mỹ nói rằng, họ tin là cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà ngày càng ít ủng hộ cho các vấn đề quân sự. Chỉ có 12% cho rằng, cả hai đảng đang phục vụ tốt nhất cho lợi ích của lực lượng vũ trang.
Một lính Mỹ có tên là Gregory Pettigrew đă nói rằng: “Dường như tất cả các cuộc tranh luận ở Quốc hội hiện nay hoàn toàn chẳng liên quan đến thực tế. Họ dường như thực sự không quan tâm đến việc quyết định đó ảnh hưởng đến chúng tôi như thế nào”.
Kiệt Linh (tổng hợp)