Chính phủ Mỹ và Jordan đều phủ nhận tuyên bố của IS rằng tên lửa của phiến quân đă bắn hạ chiến đấu cơ F-16 trên bầu trời Iraq.
Ngày 25/12, hăng thông tấn nhà nước Petra của Jordan dẫn lời nhà chức trách nước này tuyên bố những dấu hiệu ban đầu cho thấy chiếc chiến đấu cơ F-16 bị rơi ở thành phố Raqqa, Iraq không phải là do tên lửa của Nhà nước Hồi giáo (IS) bắn hạ, mặc dù viên phi công hiện đang bị IS bắt làm tù binh.
Petra cho hay v́ các điều tra viên của Jordan không có cách nào để tiếp cận với hiện trường máy bay rơi, trong khi phi công đang bị IS giam giữ nên họ rất khó có thể xác định nguyên nhân chính xác khiến chiếc F-16 gặp nạn.
Viên phi công Jordan (áo trắng) bị phiến quân IS bắt giữ
Trước đó, hôm 24/12, quân đội Jordan ra tuyên bố nói rằng một “quả tên lửa phóng lên từ mặt đất” của IS đă bắn hạ chiếc máy bay, và phi công đă bị IS bắt giữ.
Các quan chức Mỹ th́ lại cho rằng chiếc chiến đấu cơ này bị rơi nhiều khả năng là do trục trặc kỹ thuật, nhưng họ chưa đưa ra kết luận cuối cùng v́ cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục. Tuyên bố của Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ nhấn mạnh: “Các bằng chứng rơ ràng cho thấy IS không bắn hạ chiếc máy bay như tổ chức khủng bố này tuyên bố”.
Hiện Mỹ và Jordan đang phối hợp với nhau để điều tra nguyên nhân của vụ rơi máy bay và vạch ra những bước đi tiếp theo.
Quân đội Mỹ và Jordan đều có các lực lượng đặc nhiệm trong khu vực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ giải cứu các phi công bị bắn rơi, tuy nhiên các quan chức liên quân nói rằng viên phi công của chiếc F-16 hầu như không có cơ hội để thoát khỏi sự truy bắt của IS.
Một quan chức liên quân cho biết: “B́nh thường, chúng tôi luôn sẵn sàng điều đặc nhiệm đến đón phi công bị rơi, nhưng lần này chúng tôi có quá ít thời gian”.
Viên phi công của chiếc F-16 trên được xác định là thiếu úy Muath al-Kasassbeh thuộc Không lực Hoàng gia Jordan. Anh này đă nhảy dù khỏi chiếc máy bay và bị rơi xuống con sông ở gần thành phố Raqqa, sau đó bị các phiến quân IS bao vây, bắt giữ.
Phiến quân IS tại hiện trường chiếc F-16 bị rơi
Chính phủ Jordan cho biết họ hiện đang khai thác các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và quân sự ở mọi cấp độ khác nhau để có thể cứu được thiếu úy Kasassbeh từ tay IS. Trong khi đó, các quan chức Mỹ lại tỏ ra đặc biệt lo ngại cho số phận của viên phi công này khi nói rằng “tất cả chúng ta đều đă biết đến sự man rợ của IS”.
Tại Jordan, cộng đồng mạng xă hội của nước này đă bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với thiếu úy Kasassbeh, khi các trang Facebook đều tràn ngập những ḍng chữ “Chúng tôi luôn sát cánh bên anh”.
Tuy nhiên, một số người Hồi giáo ở nước này th́ cho rằng Jordan không nên tham gia vào cuộc chiến chống lại IS và hối thúc chính phủ rút khỏi liên quân do Mỹ đứng đầu và đáp ứng mọi yêu sách mà IS đưa ra.
Thiếu úy Kasassbeh bị bắt làm tù binh trong khi tham gia chiến dịch không kích chống IS trong đội h́nh liên quân do Mỹ đứng đầu. Đây được coi là tổn thất đầu tiên của liên quân sau hơn 3 tháng thực hiện hàng trăm cuộc không kích dữ dội xuống mục tiêu IS ở Syria.
Chính phủ Jordan khẳng định vụ việc này sẽ không ngăn cản quyết tâm chống lại tổ chức khủng bố IS của họ, và các binh sĩ nước này vẫn tiếp tục tham gia chiến dịch không kích. Những cuộc không kích dữ dội của liên quân đă góp phần chặn đứng đà tiến công của IS, dồn tổ chức khủng bố này vào thế pḥng thủ.
DV