Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius trả lời trên tờ Bloomberg đă khẳng định rằng “Mỹ và Việt Nam hợp tác chặt chẽ hơn trước”. Không phải úp mở ǵ, ông Osius giải thích mối quan hệ đối tác chặt chẽ sẽ có lợi cho cả hai bên và việc Mỹ giám sát mọi hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông là không để cho nước này bắt nạt Việt Nam. Có nước Mỹ hậu thuẫn, liệu Việt Nam có giành lại được Trường Sa, Hoàng Sa?
Phó thủ tướng Phạm B́nh Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Theo đại sứ Mỹ, quan hệ Việt Nam và Mỹ đang “sâu sắc hơn qua mỗi tuần, nếu không nói là mỗi ngày”. “Khó có thể nghĩ đến chuyện này cách đây 20 năm, để đạt được mức độ hợp tác này và xác định được nhiều lĩnh vực lợi ích chung” - ông Osius nhận định.
Nói về tranh chấp trên biển Đông, đại sứ Osius cho rằng: “Cách mà chúng tôi muốn là thông qua áp lực ngoại giao. Không nhất thiết phải kết thúc bằng xung đột. Có rất nhiều cách để tránh việc kết thúc bằng xung đột”.
Không khí căng thẳng khiến những nước trong khu vực như Úc cũng phải nhảy vào cuộc. Hôm qua, Bộ trưởng quốc pḥng Úc Kevin Andrews nói rằng Canberra phản đối việc xây dựng căn cứ quân sự trên các ḥn đảo nhân tạo ở biển Đông cũng như “các hành động đơn phương hay bắt nạt”.
Báo Sydney Morning Herald dẫn lời ông Andrews cho biết gần một nửa hoạt động thương mại của Úc đi qua biển Đông và nhấn mạnh Chính phủ Úc ủng hộ tự do đi lại cho tất cả các nước tại khu vực này.
“Các lănh đạo Trung Quốc có vẻ tin rằng họ có thể ức hiếp các nước láng giềng mà không phải trả giá đắt” - chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Viện chính sách quốc tế Lowy, Úc, nhận định và cho biết cộng đồng quốc tế, bao gồm Úc, cần có phản ứng để buộc Bắc Kinh tuân theo luật pháp quốc tế.
VietBF © sưu tập