Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cứ 40 giây lại có một người trên thế giới chết v́ tự tử. Mỗi năm trên thế giới có 1,5 triệu người tử vong do bạo lực, trong đó có tới 800.000 người tự kết liễu mạng sống của ḿnh.
Đây là những số liệugiật ḿnh về việc tự tử của con người.
Cứ 40 giây lại có một người chết v́ tự tử.
Tỷ lệ tự tử cao nhất thuộc về các nước Trung-Đông Âu và châu Á, trong đó 25% các trường hợp xảy ra ở các nước giàu.
Số người chết v́ tự tử c̣n nhiều hơn tất cả nạn nhân của các cuộc chiến tranh và thảm họa tự nhiên hàng năm.
Một số điều chúng ta ít biết về số người tự tử ở các nước trên thế giới:
Tại New York, Mỹ, số người tự sát nhiều hơn số người bị giết hại.
Theo thống kê, số lượng binh sĩ Mỹ tự tử nhiều hơn tổng số binh lính nước này tử trận năm 2012.
Giới nghệ sĩ, nhà văn có khuynh hướng tự tử cao cấp 18 lần so với người b́nh thường.
Cứ 1 người trong số 5 người dân sống ở Greenland đă cố gắng tự sát ở những nơi thân thuộc
Theo thống kê, tỷ lệ tự tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên ở Mỹ khá cao, cứ 25 người th́ có 1 người tự sát.
Ở Nhật Bản, mỗi ngày nước này có tới 88 nười chết v́ tự tử.Con số này không hề gây bất ngờ bởi từ lâu xứ sở hoa anh đào đă là nơi có tỉ lệ tự tử thuộc loại cao nhất thế giới.
“Rừng tự tử” bởi đây là địa điểm quyên sinh của hàng trăm người Nhật Bản mỗi năm.
Chính phủ Nhật Bản đă phải thành lập một đội đặc nhiệm chuyên trách chống tự tử, cố gắng đưa tỉ lệ này xuống mức thấp nhất có thể. Tuy nhiên con số này vẫn không ngừng tăng theo thời gian.
Tỷ lệ tự tử cao nhất rơi vào những người từ 70 tuổi trở lên, tuy nhiên tự tử cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết của các thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15-29 trên toàn cầu.
Theo các chuyên gia nguyên nhân dẫn đến việc tự tử là do: Người tự tử cảm thấy bị cô lập, trầm cảm và vô vọng thường có xu hướng tự t́m tới cái chết.
Bên cạnh đó, việc báo chí đưa tin về các vụ tự vẫn của những người nổi tiếng cũng có liên quan. Việc tường thuật chi tiết các vụ tự tử của những người nổi tiếng có thể dẫn tới tâm lư bắt chước đối với những người khác, theo đó khuyến cáo giới truyền thông nên cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi đưa tin về các vụ này.