Washington dường như đang khó chịu với việc Trung Quốc thực hiện chiến dịch "săn cáo 2015" một cách "quá đà", khi các mật vụ của nước này đang "tự tung tự tác" trên lănh thổ Mỹ. Mà ngược lại Bắc Kinh lên án Mỹ phá hoại chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc. V́ t́nh trạng các mật vụ Trung Quốc hoạt động "ngầm" tại Mỹ và sử dụng "chiến thuật đe dọa" để săn lùng và bắt các nghi phạm đào tẩu về nước, nên Mỹ cảnh cáo "mật vụ Trung Quốc".
Một cán bộ cấp cao đào tẩu, tại sân bay thủ đô Bắc Kinh, ngày 22/12/2014, sau khi tự nộp ḿnh cho cảnh sát.
Sau khi báo chí Mỹ phanh phui việc Chính quyền Obama đă cảnh cáo Bắc Kinh là không được phái nhân viên an ninh Trung Quốc qua Mỹ lén lút gây sức ép để buộc các « tội phạm kinh tế » trở về nước, Bắc Kinh đă có phản ứng tức tối và cho báo chí của ḿnh tố ngược lại Washington là đă nuốt lời cam kết và phá hoại chiến dịch bài trừ tham nhũng mà Trung Quốc đang tiến hành.
Tân Hoa Xă, hăng tin chính thức của Trung Quốc đă lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ « thực tâm » hơn trong việc đối phó với chiến dịch truy bắt các quan chức tham nhũng Trung Quốc đă trốn qua Mỹ, cho rằng Hoa Kỳ không nên biến ḿnh thành đất lành dung dưỡng các tội phạm h́nh sự.
Trong bài xă luận, Tân Hoa Xă không ngần ngại cáo buộc Washington là đang phá hoại chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh, khi đơn phương vi phạm các thỏa thuận giữa đôi bên về thực thi pháp luật.
Theo hăng tin Trung Quốc, hoạt động của Trung Quốc trong khuôn khổ chiến dịch có tên gọi « săn cáo », tức là truy bắt quan chức trốn ra ngoại quốc, hoàn toàn hợp pháp và đă được phê duyệt trong các hiệp định song phương đạt vào đầu năm nay với Hoa Kỳ.
Cáo buộc của Bắc Kinh dĩ nhiên đă bị phía Mỹ bác bỏ. Theo đài truyền h́nh Mỹ CNN, nhiều quan chức ngoại giao Mỹ đă thừa nhận rằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc quả là đă có thỏa thuận về hợp tác pháp lư, nhưng nội dung hiệp định này đ̣i hỏi Trung Quốc phải chia sẻ bằng chứng với Mỹ, và làm việc thông qua các hệ thống pháp luật của Mỹ.
Khi Trung Quốc cử nhân viên thực thi pháp luật qua hoạt động ở Mỹ dưới danh nghĩa du lịch hay kinh doanh mà không thông báo cho chính quyền Mỹ, th́ điều đó là những hành vi sai trái.
Giải thích của các quan chức Mỹ với đài CNN cũng trùng hợp với thông tin được nhật báo New York Times tiết lộ, theo đó Washington đă tỏ thái độ bất b́nh trước việc Bắc Kinh cho đặc vụ qua Mỹ gây sức ép để buộc những người bị t́nh nghi là tội phạm kinh tế phải trở về nước.
Bản thân việc gây sức ép là một hành vi khó chấp nhận về mặt đạo đức, cũng như pháp luật, nhất là khi các đặc vụ Trung Quốc c̣n có những hành vi cưỡng chế đối với bản thân các đối tượng bị truy nă, thậm chí c̣n dọa các đối tượng này là sẽ « đánh » vào thân nhân, gia đ́nh họ c̣n ở lại Trung Quốc.
Không những thế, riêng việc phái đặc vụ đội lốt du khách hay thương nhân vào Mỹ hoạt động là một điều vi phạm luật lệ hiện hành tại Mỹ, theo đó cần phải được Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho phép trước.
Cho đến lúc này, chưa thấy Bắc Kinh đưa ra phản ứng chính thức nào về vụ này, mà chỉ để cho truyền thông lên tiếng.
Theo giới phân tích, Hoa Kỳ đă lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc chỉ vài tuần trước lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh công du nước Mỹ, mà ông Tập Cận B́nh lại chính là người đă đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, trong đó có chiến dịch « săn cáo ».
Lời cảnh cáo của Mỹ do đó có thể là được coi là một biện pháp gia tăng sức ép lên phía Trung Quốc, trong bối cảnh giữa hai bên c̣n rất nhiều bất đồng cần giải quyết, từ vụ phá giá đồng Yuan, tin tặc Trung Quốc, cho đến vấn đề Biển Đông.
Trọng Nghĩa