Vietbf.com - Nghị sĩ Mỹ lên án Trung Quốc tiếp tục khiêu khích phi cơ Mỹ ở châu Á. Tuy nhiên, một số nghị sĩ ở Washington đă chỉ trích Trung Quốc về sự việc này. "Hành vi chặn đường nguy hiểm của Trung Quốc đối với máy bay Mỹ vào tuần trước cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục con đường gây khiêu khích ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương", Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện, nói. Lời cáo buộc của Lầu Năm Góc đưa ra cùng ngày với dịp Chủ tịch Tập Cận B́nh vừa đến Mỹ, bắt đầu chuyến thăm chính thức nhằm thúc đẩy ḥa b́nh và giảm nhẹ những bất đồng. Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ từ chối b́nh luận về vấn đề này.
Capitol, trụ sở Thượng viện Mỹ.Nguồn: Internet
Trái với phản ứng bị coi là quá nhẹ nhàng của Lầu Năm góc trước vụ chiến đấu cơ Trung Quốc sách nhiễu phi cơ do thám Mỹ trên biển Hoàng Hải hôm 15/09/2015, nhiều nghị sĩ có uy tín của Mỹ đă cực lực tố cáo Trung Quốc về các hành vi hiếu chiến tại vùng Châu Á Thái B́nh Dương, đồng thời phê phán phản ứng bị cho là yếu ớt của Washington.
Đi đầu trong việc tố cáo Trung Quốc dĩ nhiên là Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. Theo ông, việc Trung Quốc lại cho phi cơ ngăn chặn một cách nguy hiểm một chiếc máy bay của Mỹ đă « chứng tỏ rằng Trung Quốc đang cảm thấy bạo dạn hơn trong việc tiếp tục kiểu hành xử hiếu chiến trong khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương ».
Đối với ông McCain : « Sự cố xẩy ra vào lúc hai nước đang thương thuyết về quy tắc ứng xử khi đối diện nhau trên không và chỉ một tuần trước chuyến công du Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă đặt ra nghi vấn về ư đồ của Trung Quốc và cách phản ứng của chính quyền Obama ».
Theo giới quan sát, sự cố ngày 15/09 đă mâu thuẫn với nhận định đầy tính trấn an của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice hôm 21/09 vừa qua theo đó các biện pháp xây dựng ḷng tin với Trung Quốc đă giúp giảm bớt các vụ đối đầu Mỹ-Trung nguy hiểm và ngoài ư muốn.
Cùng lúc với Thượng nghị sĩ John McCain, Dân biểu J. Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ cũng chỉ trích hành vi của Trung Quốc : « Ngay cả hôm trước lúc Chủ tịch của họ đến Washington, Trung Quốc lại hành xử như là một lực lượng gây bất ổn trên trường quốc tế ».
Nhân vật này tố cáo tiếp : « Bất chấp Bản ghi nhớ năm 2014 trong đó Trung Quốc cam kết bảo đảm an toàn cho máy bay quân sự trong trường hợp một cuộc chạm trán bất ngờ, Bắc Kinh tiếp tục quấy rối phi cơ Mỹ thực hiện nhiệm vụ hợp pháp trong vùng xa lănh thổ Trung Quốc ».
Theo Dân biểu Forbes, sự cố trên không mới nhất phải trở thành một lời nhắc nhở chính quyền Obama về tầm quan trọng của quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, « một khu vực khác mà Trung Quốc muốn dùng biện pháp đe dọa và bắt nạt để thay đổi thực tế trên hiện trường".
Riêng Dân biểu Mike Pompeo, một thành viên Ủy ban T́nh báo Hạ viện Mỹ, th́ đă chỉ trích phản ứng của chính quyền Obama trước sự cố : « Trong lúc Trung Quốc kiên tŕ bành trướng ảnh hưởng – với những cuộc tấn công cả vào mang lưới tin học của chúng ta, lẫn vào quyền của chúng ta được tự do bay trên không phận quốc tế - phản ứng (của chúng ta) trước sau như một vẫn là ‘Này, xin đừng làm như thế nữa !’ ».
Theo dân biểu này phản ứng như vậy sẽ không buộc được Trung Quốc « chấm dứt gây hấn ». Đối với ông Pompeo : « Phản ứng của Hoa Kỳ phải nhanh chóng, chắc chắn và mạnh mẽ ».
Bộ Quốc pḥng giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng
Nếu như các nhà lập pháp Mỹ tỏ ra cứng rắn về vụ chiến đấu cơ Trung Quốc khiêu khích phi cơ tuần thám Mỹ trên biển, th́ một tuần sau khi xảy ra vụ việc, Lầu Năm Góc mới chính thức xác nhận, đồng thời t́m cách giảm nhẹ tầm mức nghiêm trọng của sự cố.
Theo một phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Mỹ ngày 22/09/2015, vụ việc đúng là đă xẩy ra, nhưng phi cơ Trung Quốc chỉ có động tác « thiếu an toàn », chứ không hề có t́nh huống « suưt va chạm » như báo chí từng tiết lộ.
Theo ông Peter Cook, tân phát ngôn viên Lầu Năm Góc, sự cố quả thực đă xẩy ra hôm 15/09 : Khi một chiếc phi cơ do thám điện tử RC-135 của Mỹ đang bay trên Hoàng Hải, cách bán đảo Sơn Đông 80 hải lư về phía đông, không xa vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh, th́ bị một chiến đấu cơ Trung Quốc đón đường. Máy bay Trung Quốc đă thực hiện một động tác « bị phi hành đoàn chiếc RC-135 cho là thiếu an toàn ».
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc đă phủ nhận rằng đây là một vụ « gần như là va chạm », nhưng từ chối cho biết khoảng cách giữa hai chiếc máy bay lúc phi cơ Trung Quốc cắt ngang đường bay của phi cơ Mỹ.
Khi bị chất vấn là sự cố mới này thiếu an toàn đến mức nào, ông Peter Cook cho rằng mức độ vụ việc hôm 15/09 không nguy hiểm bằng sự cố xẩy ra vào tháng 08/2014 khi một chiếc J-11 của Trung Quốc sách nhiễu một chiếc phi cơ tuần thám P8-Poseidon của Mỹ trên Biển Đông.
Vào thời điểm đó, hành vi của chiến đấu cơ Trung Quốc bị Lầu Năm Góc Mỹ đánh giá là « hung hăng » và « nguy hiểm ».
Giới quan sát cho rằng sở dĩ Washington giảm nhẹ mức độ nghiêm trong của sự cố mới đây là để tránh gây cẳng thẳng thêm trong quan hệ với Bắc Kinh vào lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đang công du nước Mỹ, với cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào ngày mai 25/09 được dự báo là sẽ « gay go ».
Trọng Nghĩa