Trong bối cảnh căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông th́ mới đây có thông tin Philippines sẽ cho phép Hải quân Mỹ tái sử dụng căn cứ cũ của nước này ở Vịnh Subic. Đây là căn cứ quân sự mà cách đây 20 năm Mỹ đă không c̣n sử dụng. Có thể thấy rơ ràng sự việc này là một đ̣n cân năo với Trung Quốc.
Tàu sân bay USS Enterprise cập cảng Subic - Ảnh: AFP
Sputnik News ngày 13-11 cho biết ngày 17-11 tới, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm thủ đô Manila và tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC nhằm củng cố mối quan hệ quân sự hai nước. Theo đó, Philippines sẽ cho phép Hải quân Mỹ tái sử dụng căn cứ cũ của nước này ở Vịnh Subic.
Một quan chức cấp cao Philippines cho biết bước đi này nằm trong kế hoạch triển khai hạm đội tới Thái B́nh Dương đến năm 2020, trong chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ.
Sau Thế chiến 2, vịnh Subic là căn cứ hải quân lớn nhất của Hải quân Mỹ ở Thái B́nh Dương. Tuy nhiên, kể từ sau khi lực lượng này rời khỏi căn cứ vào năm 1992, căn cứ đă trở thành một cảng biển tự do, tập trung nhiều nơi mua sắm và du lịch.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ cần tăng cường số lượng và đào sâu thêm nhiều cảng biển nhằm mục đích neo đậu nhiều tàu ngầm và các loại tàu khác, mà căn cứ Hải quân Vịnh Subic cách thủ đô Manila 80km về phía đông bắc chính là một trong những căn cứ lớn nhất.
Trong thực tế, Hải quân Mỹ đă bắt đầu sử dụng các cơ sở ở vịnh Subic để cung cấp khí tài và nhân sự cho các cuộc tập trận chung hàng năm giữa hai nước vào năm ngoái.
Theo Christian Science Monitor, tháng 4-2015, 6.000 quân nhân Mỹ cũng được đưa đến Vịnh Subic và được dự kiến sẽ trở lại vào năm 2016 để tham gia diễn tập.
Vào tháng 10, tàu Mỹ cũng dùng Vịnh Subic làm cảng tiếp tế trong các cuộc thăm viếng thường xuyên.
Trước tuyên bố trên, một số đảng đối lập ở Thượng viện Philippines cho biết sẽ phản đối sự trở lại của quân đội Mỹ. Đồng thời, Ṭa án Tối cao có thể đưa ra phán quyết về tính hợp hiến của Hiệp định tăng cường hợp tác quốc pḥng (EDCA) Mỹ - Philippines được kư kết vào năm ngoái.
Tuy nhiên, quân đội Philippines cho biết các điều khoản của EDCA là một phần của Hiệp ước pḥng thủ chung Mỹ - Philippines hiện nay và không cần được thông qua tại Thượng viện Philippines.
Ông Ramon Casiple, giám đốc điều hành của tổ chức dân sự Viện cải cách chính trị và bầu cử Philippines khẳng định sự hiện diện của Mỹ trong các căn cứ quân sự Philippines sẽ được cả chính phủ lẫn công chúng ở đây chấp nhận.
Therealtz © VietBF