Hôm nay 28/4, Tập Cận Binh lên tiếng đe dọa các nước không thuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông thì không được tham gia. Theo đó ông ta vẫn xưng xưng nói rằng việc tranh chấp lãnh thổ được giải quyết thông qua đàm phán giữa các nước liên quan. Trong khi đó Bắc Kinh vẫn tự tung tự tác trên vùng biển này như đã thuộc về mình hoàn toàn.
“Chúng tôi nhấn mạnh sẽ giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình thông qua đàm phán và trao đổi hữu nghị với các bên trực tiếp tham gia” - ông Tập phát biểu tại một diễn đàn về an ninh Quốc tế ở Bắc Kinh hôm 28-4.
Nhân dịp này, ông Tập đã nhắc lại tầm nhìn của ông về an ninh châu Á, theo đó những vấn đề của châu lục này nên để các nước trong khu vực giải quyết. nhà lãnh đạo Trung Quốc có ý nói rằng những nước bên ngoài khu vực, như Mỹ, không có vai trò gì trong các tranh chấp ở khu vực.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Ảnh: REUTERS
Những lời lẽ trên được đưa ra trước khi Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague - Hà Lan dự kiến sắp đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.
Bắc Kinh cho đến giờ vẫn từ chối tham gia tiến trình xét xử vụ kiện. Không những thế, gần đây có thông tin Trung Quốc có thể tiến hành cải tạo bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh chiếm của Manila năm 2012.
Thông tin trên đe dọa khiến tình hình Biển Đông leo thang căng thẳng, cũng như khiến Mỹ thêm quan ngại.
Không có gì khó hiểu khi các nghị sĩ Mỹ hôm 27-4 kêu gọi Nhà Trắng ra lệnh tiến hành thêm các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở biển Đông.
Thượng nghị sĩ Bob Corker của đảng Cộng hòa nói: “Tôi không hiểu lý do tại sao chúng ta không làm việc đó hàng tuần hoặc hàng tháng”. Ông lưu ý Mỹ bố trí khoảng 60% tàu hải quân ở khu vực Thái Bình Dương, đồng thời cho rằng Bắc Kinh đã xem mình là đối thủ địa chính trị của Washington.
Tàu sân bay Hoa Kỳ USS John C. Stennis vừa xuất hiện ở biển Đông ngày 15-4 Ảnh: MILITARY TIMES
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Cory Gardner cho rằng việc điều động chiến hạm Mỹ đến biển Đông với tần suất 3 tháng/ lần không đủ để phát đi thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio cảnh báo mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát toàn bộ biển Đông.
Còn Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cho rằng Bắc Kinh sẽ chỉ khiến các nước láng giềng thêm xa lánh nếu không thay đổi hướng tiếp cận đối với vấn đề biển Đông và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Therealtz © VietBF