VBF-ít ai có thể ngờ nền kinh tế Venezuela lại trở nên be bét như ngày hôm nay.Mức lạm phát tăng cao tới nỗi mà đồng tiền của nước này chả c̣n giá trị ǵ trên TG. Và nguồn cơn được xác định chính là do giá cả dầu mỏ bị mất giá.Từng được coi là “h́nh mẫu lư tưởng” về phát triển kinh tế xă hội ở Mỹ Latin, khó ai có thể ngờ Venezuela lại “rơi xuống địa ngục” nhanh như vậy.
Từ Hugo Chavez đến Nicolas Maduro
17 năm trước, thiếu tá Hugo Chaves lên nắm quyền Tổng thống tại Venezuela và công bố một loạt chính sách xă hội rất hiệu quả và được ḷng nhân dân trong nước.
Chính sách của ông được người dân gọi là “Chavismo” [có nghĩa là tư tưởng Chavez-ND] thu hút được sự ủng hộ rộng lớn của những người nghèo và tầng lớp trung lưu tại Venezuela, những người đă phải chấp nhận việc điều kiện sống của họ ngày một tồi tệ trong những năm trước đó.
Ông Chavez đă đứng ra bảo trợ cho các chương tŕnh phúc lợi xă hội dành cho những người nghèo đói nhất trong xă hội và điều hàng ngh́n binh sĩ thuộc các lực lượng vũ trang nước này tham gia vào việc tu sửa đường xá, cầu cống, bệnh viện, cải thiện cơ sở hạ tầng, cung cấp chăm sóc y tế và vaccine miễn phí cũng như bán thực phẩm với giá rất thấp cho người dân.
Nguồn tài chính cho các chương tŕnh phúc lợi nói trên của ông Chavez chủ yếu đến từ nguồn dầu mỏ phong phú của Venezuela- quốc gia Mỹ Latin này nằm trong số các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới.
Các chương tŕnh phúc lợi này đă giúp ông Chavez liên tục chiến thắng trong các cuộc bầu cử tiếp theo và nắm quyền Tổng thống trong suốt 15 năm trước khi bất ngờ qua đời v́ căn bệnh ung thư năm 2013.
Người kế nhiệm và cũng chính là học tṛ của ông Chavez, Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro không có được “sự cuốn hút và sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng” như người thầy của ḿnh.
Mọi chuyện càng tệ hơn đối với ông Maduro khi giá dầu mỏ thế giới “tuột dốc không phanh” phá vỡ mọi nền tảng mà ông Chavez dày công gây dựng trong gần một thập kỷ rưỡi và khiến nền kinh tế và xă hội nước này “rơi thẳng xuống địa ngục”.
Đến nay, người dân Venezuela đang chia thành 2 phái đối lập rơ rệt, một bên là những người “vẫn nhớ quay quắt Chavismo” và vẫn muốn mô h́nh kinh tế xă hội này được duy tŕ và một bên là những người tin rằng, ông Maduro hoàn toàn có thể giúp đất nước bước ra khỏi giai đoạn tăm tối hiện nay và trở lại “ánh hào quang cũ”.
Lạm phát phi mă, nạn đói hoành hành, xă hội bất ổn
Thất bại trong việc kiểm soát giá cả, thiếu ngoại tệ và giá dầu mỏ giảm sâu đă khiến Venezuela phải rất chật vật trong việc nhập khẩu những hàng hóa thiết yếu cho nhân dân.
Hầu hết người dân Venezuela phải đối mặt với sự lựa chọn “tàn khốc”, chấp nhận trả cái giá “cắt cổ” tại chợ đen hoặc xếp hàng nhiều giờ liên bên ngoài các siêu thị để mua thứ ḿnh cần.
Cô Yithanyili Caballero không có nhiều tiền để ra chợ đen nên đành chờ đợi trong vô vọng tại siêu thị Unicasa tại khu El Paraiso ở thủ đô Caracas. Cô Caballero ôm chặt đứa con gái bé nhỏ của ḿnh trong tay để tránh cái lạnh căm căm lúc 5h sáng và chia sẻ: “Mọi chuyện thật tồi tệ. Con tôi đă quá đói, mệt và lạnh nhưng chúng tôi vẫn phải ở đây để mua thực phẩm cho bé”.
Tuy nhiên, nhiều người đă có mặt tại đây trước cô Caballero hàng giờ liền nên gần như chắc chắn hàng hóa sẽ bị vơ vét gần hết cho đến khi đến lượt hai mẹ con cô. Cô Caballero muốn mua sữa cho con gái ḿnh nhưng đó là thứ hàng hóa cực kỳ hiếm và cô biết ḿnh sẽ không thể mua được.
Phía trước cô Caballero, nhiều người ngủ gục trên những chiếc ghế họ mang theo, trong khi đó, nhiều người khác sử dụng những hộp giấy lớn dẫm bẹp đi để làm chiếu và ngủ ngon lành trên đó trong khi chờ đợi. Hầu hết những người này có mặt tại siêu thị vào lúc đóng cửa ngày hôm trước và chờ cho đến sáng hôm nay.
Không khí yên ắng sẽ chỉ bị phá vỡ khi xe tải chở hàng có mặt tại siêu thị mang theo số lượng hàng hóa ít ỏi được bán trong ngày. Cảnh tượng tranh giành hỗn loạn sẽ diễn ra ngay sau đó.
Việc thiếu lương thực trầm trọng cũng dẫn tới nạn cướp bóc không thể kiểm soát nổi tại rất nhiều siêu thị trên cả nước. Tổ chức Giám sát Bạo lực tại Venezuela ước tính mỗi ngày xảy ra tới 10 vụ như vậy. Đáng chú ư, ngày 14/6, có tới 400 người bị bắt trong một cuộc xô xát giành giật thực phẩm tại thành phố Cunama khiến ít nhất 3 người thiệt mạng.
Lương thực khan hiếm khiến số lượng “bachaqueros”- những người mưu sinh bằng việc mua thực phẩm tại siêu thị và bán lại ở chợ đen kiếm lời- tăng nhanh “như nấm sau mưa”.
Đây cũng là một trong số những “ngành công nghiệp” đang làm ăn phát đạt tại Venezuela. Datanalisis ước tính có tới 75% dân số Venezuela mua hàng từ bachaqueros. Những người này thường tổ chức thành những nhóm đông người tập trung giành chỗ trước tại các siêu thị. Người dân Venezuela dù rất tức giận v́ bị cướp chỗ nhưng cũng phải im lặng chấp nhận.
Nạn đói đă khiến t́nh trạng suy dinh dưỡng gia tăng nhanh chóng tại Venezuela. Bà Maritza Jimenez, Giám đốc Tổ chức Bengoa, cho biết, t́nh trạng này chủ yếu xảy ra đối với tầng lớp lao động tại nước này, vốn không đủ tiền mua thực phẩm ở chợ đen.
T́nh h́nh càng trở nên tồi tệ hơn tại các vùng nông thôn Venezuela. Thậm chí ngay gần thủ đô Caracas cũng có những trường học có tới 40% trẻ em bị suy dinh dưỡng. Có những trường có tới 24% trẻ em không đi học chỉ v́ mẹ của các em muốn các em ở nhà nhịn đói ngủ để tiết kiệm lương thực.
Trên khắp đường phố Venezuela, người dân than phiền về nạn cướp bóc và bắt cóc. T́nh trạng hỗn loạn gia tăng nhanh chóng và ảnh hưởng đến cả những người giàu có tại nước này.
Ông Maritza Jimenez, 62 tuổi, đang chật vật để gây dựng lại những ǵ ông đă bị cướp mất trên chính mảnh đất mà ông đang trồng trọt cùng hai cậu con trai của ḿnh.
Nạn cướp bóc đă đẩy ông vào t́nh trạng đói nhèo trầm trọng và điều khiến ông cay đắng nhất không phải là những vết thương khi bị bọn cướp đánh đập mà là việc ông mất hết cả những ǵ mà đă phải rất khó khăn mới có được.
Dù vậy, ông Hererra vẫn ủng hộ Chính phủ và cho biết, những người nghèo như ông từng bị đối xử như những nô lệ trước khi ông Hugo Chavez lên nắm quyền và chính quyền của ông Chavez đă mang lại cho ông quyền tự do ngôn luận và cấp đất để ông lập trang trại.
Thiếu lương thực thuốc men dân Venezuela tràn sang Colombia
Trước t́nh h́nh tồi tệ trong nước, Chính phủ Venezuela đă quyết định mở cửa biên giới sang Colombia lần thứ 2 trong tháng 7 để người dân có thể mua hàng hóa và thuốc men cần thiết.
Chính phủ Colombia cho biết, 44.000 người Venezuela đă tràn sang nước này trong ngày 16/7 và con số này đă tăng lên gấp đôi trong ngày 17/7. Trước đó, đă có hơn 35.000 người Venezuela sang Colombia khi Chính phủ Venezuela mở cửa biên giới lần đầu tiên hồi đầu tháng 7.
Cũng theo Chính phủ Colombia, người Venezuela chủ yếu t́m mua bột ngô, thuốc chữa ung thư và các loại phụ tùng xe hơi. Nhiều chủ cửa hàng tại Colombia đă lên tiếng than phiền v́ t́nh trạng bạo lực trong quá tŕnh xếp hàng mua đồ trước cửa hàng của họ cũng như t́nh trạng trộm cắp gia tăng.
Xe bus tại các thị trấn sát biên giới với Venezuela tại Colombia cũng đă phải hoạt động hết công suất để phục vụ nhu cầu mua sắm của hàng chục ngh́n người Venezuela, những người sẵn sàng đi hàng trăm km để mua được món đồ ḿnh mong muốn.
Các chuyên gia cho biết, việc mở cửa biên giới là lựa chọn bất đắc dĩ của Tổng thống Maduro bởi chính ông hồi năm ngoái đă ra lệnh đóng cửa biên giới với Colombia để ngăn chặn t́nh trạng nhập lậu hàng hóa từ Colombia về Venezuela./.
|