Tổng thống Nga Vladimir Putin đang cố “vùi dập” bà Clinton. Putin muốn ông Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới. Ông có những lư do để vùi dập bà Cliton. Những ǵ bà Cliton làm trong quá khứ sẽ phải trả giá?
Tờ Vox dẫn lời bà Fiona Hill, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Mỹ và Châu Âu tại Viện Brookings, một cựu sĩ quan t́nh báo quốc gia Mỹ về Nga và Âu-Á, cho hay, có nhiều lư do Nga muốn can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ. Sau đây là 4 lư do lớn nhất theo quan điểm của bà:
Ông Putin suy nghĩ và hành động như một sĩ quan t́nh báo
Trước khi trở thành lănh đạo Nga, ông Putin từng là một sĩ quan t́nh báo của Cơ quan T́nh báo Liên Xô (KGB). Kinh nghiệm này tiếp tục định h́nh quan điểm và hành động của ông khi ông trở thành Tổng thống Nga. Ông luôn dùng yếu tố chiến thuật bất ngờ để đạt được hiệu quả tối đa.
Ông Putin có hai đặc trưng khác hẳn với các nhà lănh đạo khác trên thế giới. Như ông đă nói, ông biết cách thức "làm việc với mọi người" và "làm việc với các thông tin" một cách hiệu quả. Thời gian làm việc tại KGB giúp ông Putin học được cách phát hiện ra các bí mật và sử dụng những bí mật đó.
Ông Putin từng là một sĩ quan t́nh báo.
Nga bị nghi có liên quan đến những bê bối mới được tiết lộ gần đây của bà Hillary. Theo đó, hồi đầu tháng Sáu, bà bị điều tra về việc sử dụng email cá nhân để xử lư công việc khi c̣n là Ngoại trưởng Mỹ. Bà gặp bất lợi sau khi vụ ṛ rỉ email của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ (DNC) cho thấy bà đă được DNC thiên vị trong cuộc bầu cử sơ bộ. Đó là những bí mật đă được tiết lộ vào những thời điểm được cho là có tác động lớn nhất.
Việc WikiLeaks được chọn để công bố những bí mật trên cũng đă góp phần khiến cho thông tin thu hút được sự chú ư lớn nhất của truyền thông quốc tế và có ảnh hưởng chính trị tiêu cực nhất tại Mỹ.
Ông Putin muốn làm suy yếu uy tín của Mỹ
Theo bà Fiona, ông Putin muốn làm suy yếu uy tín của Mỹ trên thế giới bằng cách nêu bật những thiếu sót, những “mặt tối” bên trong hệ thống chính trị Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Những thông tin bị ṛ rỉ từ kho email của DNC đă cho công chúng Nga và thế giới bên ngoài thấy rằng, bên trong chính trị bên Mỹ cũng có nhiều “mặt tối”, các cuộc bầu cử Mỹ cũng có nhiều tiêu cực.
Những bê bối đó sẽ là “điểm trừ” đầu tiên mà bà Hillary phải gánh chịu nếu trở thành Tổng thống Mỹ. Nếu lên nắm quyền trong bối cảnh có nhiều tranh căi, bị một bộ phận cử tri ghét bỏ, tân Tổng thống Mỹ sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề nội bộ hơn và không thể ngay lập tức thách thức Nga.
Ông Putin chọn ứng viên có quan điểm tích cực hơn về Nga – ông Donald Trump
Nhiều người cho rằng ông Putin thấy có thể làm việc được với ông Donald Trump và không có thiện cảm với bà Hillary Clinton. Bà Fiona cho rằng, việc ông Trump từng khen ngợi ông Putin là một “nhà lănh đạo mạnh mẽ” đă giúp ông “ghi điểm” với Nga, và nhận lại những lời ca ngợi tương tự từ ông Putin.
Ngược lại, ông Putin và nhiều quan chức khác của Nga nhiều lần cho rằng họ có quan điểm tiêu cực về bà Hillary. Ví dụ, trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 với truyền h́nh Pháp, ông Putin chỉ trích những nhận xét của bà Hillary về ông. Tổng thống Nga thẳng thừng nói: “Bà Hillary chưa bao giờ duyên dáng khi đưa ra các nhận xét của ḿnh".
Ông Donald Trump và bà Hillary Clinton
Bà Fiona nhận định, ông Putin muốn giảm khả năng Tổng thống mới của Mỹ sẽ theo đuổi chính sách làm tổn hại đến lợi ích của nước Nga.
Hiện tại, Moscow muốn Mỹ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này sáp nhập Crimea của Ukraine hồi tháng 3/2014. Nước Nga cũng sẽ tiến hành bầu cử quốc hội vào tháng Chín này. Ngoài ra, trong trường hợp ông Putin muốn tranh cử nhiệm kỳ 4 vào năm 2018, ông cũng không muốn đối mặt với những khó khăn như hồi năm 2011-2012.
Ông Putin muốn “trả mối thù” năm 2012
Theo ông Putin và các cố vấn của ông, chính Mỹ đă đối đầu với ông Putin trước khi can thiệp vào các hoạt động chính trị ở Nga hồi năm 2011, 2012 để ngăn ông tranh cử nhiệm kỳ 3. Trong khoảng thời gian này, ông Putin đă gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với nhiều cuộc biểu t́nh nhỏ lẻ, nhiều nhân vật thân cận chạy sang phe đối lập.
Ông Putin cho rằng Mỹ đă đứng đằng sau “giật dây” những vụ việc đó. Ông thậm chí c̣n chỉ đích danh bà Hillary Clinton, khi đó là Ngoại trưởng Mỹ, đă kích động và trực tiếp tài trợ cho các cuộc biểu t́nh.
Trong suy nghĩ của ông Putin, phương Tây luôn nỗ lực để kiềm chế nước Nga. V́ vậy, một trong những mục tiêu chính của ông là buộc các nhà lănh đạo phương Tây và Mỹ ngừng tài trợ, kích động chuyển giao chính trị và biến đổi kinh tế ở Nga. Ông Putin muốn ngăn các quan chức Mỹ gặp các nhân vật đối lập. Từ quan điểm của ông Putin, thúc đẩy dân chủ chỉ là vỏ bọc của âm mưu muốn thay đổi chế độ.
Tuy vậy, trong các bài phát biểu công khai, ông Putin vẫn khẳng định, nước Nga sẽ không bao giờ can thiệp vào chính trị nội bộ của các nước khác, đặc biệt là Mỹ. Ông nói, dù cho nước Mỹ có chọn ai làm tổng thống vào tháng 10 tới, Nga vẫn sẽ hợp tác với người đó với hy vọng khôi phục lại các mối quan hệ mang tính xây dựng.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang Vox.com, một trang tin của công ty truyền thông Vox Media của Mỹ. Vox.com ra mắt vào ngày 6/4/2014, chuyên về việc giải thích, phân tích sâu các tin tức.
Vietbf @ sưu tầm.