Quân bành trướng đă chuẩn bị sẵn sàng để chiếm trọn Biển Đông.
Chúng chuẩn bị cả xây nhà máy điện hạt nhân di động trên Biển Đông.
Trung Quốc đă khai trương một cảng cá mới, được cho là lớn nhất ở Hải Nam và gần quần đảo Trường Sa nhất.
Hồi đầu tuần, chính quyền thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đă khánh thành cảng cá trung tâm Á Châu, cảng phục vụ tàu cá lớn nhất tỉnh và nằm gần với quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhất.
Cảng trung tâm Á Châu hiện có thể chứa một lúc khoảng 800 tàu cá, và sẽ tiếp nhận ít nhất 2.000 tàu sau khi dự án xây dựng hoàn thành với tổng mức kinh phí khoảng ba tỷ nhân dân tệ. Cảng này có thể tiếp nhận được các tàu thuyền có trọng tải lên tới 3.000 tấn.
Đội tàu cá cỡ lớn của ngư dân Trung Quốc ở đảo Hải Nam. Ảnh: SCMP
Hồi tháng 6/2016, chính quyền Hải Nam cũng thông báo rằng họ sẽ xây dựng một cảng lớn khác ở bờ biển phía tây nam ḥn đảo, tại làng Leyin. Sau khi hoàn thành vào đầu năm 2018, cảng này dự kiến có thể chứa ít nhất 600 tàu cỡ 300 tấn.
Để phục vụ tham vọng trở thành một cường quốc biển, Trung Quốc từ lâu đă cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho ngư dân để họ có thể đóng các tàu lớn hơn, có khả năng đi xa hơn.
Về phần ḿnh, chính quyền Tam Á đă chi trên 64 triệu nhân dân tệ (10 triệu USD) tiền hỗ trợ ngư dân. 25 tàu cá, mỗi tàu nặng hơn 500 tấn, đă được hạ thủy tại đây kể từ tháng 6.
Theo giới phân tích, các động thái trên nằm trong nỗ lực xây dựng một lực lượng "dân binh" hùng hậu của Trung Quốc, nhằm phục vụ cho tham vọng chủ quyền quá đáng trên Biển Đông.
Cũng nằm trong tham vọng 'nuốt' Biển Đông, giữa tháng 7/2016, tờ Global Times dẫn bản tin của của Tổng Công ty hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) cho biết Bắc Kinh dự tính xây nhà máy điện hạt nhân di động trên Biển Đông.
CNNC cho biết các nhà máy điện hạt nhân di động sẽ "hỗ trợ kiểm soát hiệu quả" với các cấu trúc Bắc Kinh chiếm của Việt Nam ở Trường Sa. Nhà máy di động sẽ cung cấp năng lượng để sản xuất nước ngọt cho binh lính Trung Quốc tại các cấu trúc ở Trường Sa và cả các giàn khoan trên biển.
Những động thái trên có thể coi là phản ứng của Trung Quốc với
việc Ṭa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi ḅ" của Trung Quốc. Nó minh chứng cho thấy Bắc Kinh không coi phán quyết của PCA ra ǵ, đúng như tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, rằng Trung Quốc không chấp nhận những quan điểm hoặc hành động dựa trên phán quyết từ Ṭa Trọng tài đối với "đường lưỡi ḅ" mà nước này đơn phương đưa ra để yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cũng ngang nhiên nói rằng, phán quyết của ṭa là "vô hiệu" và "không có sự ràng buộc" với Trung Quốc. Ông này cáo buộc phán quyết về "đường lưỡi ḅ" gây "gia tăng căng thẳng" trong khu vực, làm "tổn hại nghiêm trọng" đến ḥa b́nh và ổn định chính trị ở Biển Đông.
Trung Quốc vài năm gần đây đẩy nhanh tốc độ bồi lấp đảo nhân tạo, xây đường băng, trạm radar, hải đăng tại Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Cùng với những động thái sau phán quyết của PCA, Trung Quốc càng thể hiện dă tâm muốn nuốt trọn Biển Đông của quốc gia này.
Vietbf @ sưu tầm.