Các sự cố hàng hải ở Biển Đông chính là sự hung hăng của các tàu hải cảnh Trung Quốc. Chuyên gia an ninh biển Đông Bonnie Glaser tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở ở Washington đánh giá rằng, không thể coi chuyện tàu hải cảnh Trung Quốc là làm nhiệm vụ thường xuyên của họ mà chính sự có mặt của chúng làm vùng biển này mất an ninh trật tự. Hăy điểm mặt mà tàu hải cảnh Trung Quốc gây ra sẽ rơ.
Kể từ năm 2010, các nhà nghiên cứu trực thuộc CSIS đă ghi nhận 45 sự cố ở biển Đông. Trong đó, tàu hải cảnh Trung Quốc gần như can thiệp vào hầu hết các vụ đụng độ giữa các bên liên quan, cụ thể là 30/45 trường hợp. Ngoài ra c̣n có 4 sự cố khác liên quan đến tàu hải quân Trung Quốc.
Tàu hải cảnh Trung Quốc gần như can thiệp vào hầu hết các vụ đụng độ ở biển Đông. Ảnh: REUTERS
“Chúng tôi đang nh́n thấy những hành động bắt nạt, quấy rối và đâm tàu mà nạn nhân là các nước có tàu hải cảnh và tàu cá nhỏ hơn, mục đích thường để khẳng định chủ quyền ở biển Đông” – bà Glaser nói với Reuters.
Gần đây nhất, tàu hải cảnh Trung Quốc bị cáo buộc quay trở lại băi cạn Scarborough do Philippines tuyên bố chủ quyền (nhưng bị Bắc Kinh chiếm đóng từ năm 2012).
Cục Quản lư Đại dương Trung Quốc, đơn vị giám sát hoạt động của tàu hải cảnh nước này, từ chối b́nh luận về nghiên cứu của CSIS.
Cuộc khảo sát dẫn kết quả nghiên cứu cho biết việc Trung Quốc hợp nhất các đội tàu dân sự và liên tục tăng ngân sách đă giúp Bắc Kinh sở hữu lực lượng tuần duyên lớn nhất thế giới.
Văn pḥng T́nh báo Hải quân Mỹ (ONI) thống kê được lực lượng này đang triển khai 205 tàu, trong đó có 95 tàu tải trọng hơn 1.000 tấn. Con số này nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trong khu vực, trong đó có cả Nhật Bản.
Therealtz © VietBF