Khi đoàn máy bay 6 chiếc bay qua Bắc Kinh eo biển Miyako sáng 10/12 thì Nhật đã điều 2 máy bay F-15 tiếp cận đối phó. Tuy nhiên Bắc Kinh lại cáo buộc 2 máy bay này bắn đạn quấy chiếu 6 chiến đấu cơ của họ. Sau vụ việc quan hệ Nhật - Trung vô cùng căng thẳng.
Trước đó, Bắc Kinh cũng cáo buộc các máy bay của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) bắn đạn gây rối bằng hồng ngoại nhằm vào máy bay Trung Quốc hồi tháng 6. Các chiến đấu cơ hai nước từng có vụ tiếp cận ở khoảng cách vài mét, đến mức "các phi công có thể nhìn thấy 'ngón tay thối' của nhau".
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 12/12 cảnh báo, mâu thuẫn Trung-Nhật trên vùng trời biển Hoa Đông chỉ còn "cách một bước" là dẫn đến giao tranh bằng hỏa lực, thậm chí là máy bay của một trong hai bên, hoặc của cả hai, bị bắn hạ.
Theo tờ này, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã chuẩn bị đón nhận "tin tức bùng nổ" như chiến đấu cơ bị bắn rơi, nhưng Xã hội hai nước dường như chưa sẵn sàng.
Trung Quốc thừa nhận khi các tàu chiến và máy bay của quân đội Mỹ lưu thông ở vùng biển Hoa Đông, PLA cũng bất mãn và điều chiến hạm, máy bay theo dõi. Nhưng Bắc Kinh tuyên bố họ chưa từng có "hành động nguy hiểm" như áp sát hay bắn đạn cảnh cáo như "Nhật Bản đã làm".
Hoàn Cầu chỉ trích phản ứng của JSDF đối với các máy bay Trung Quốc "còn hung hăng hơn so với những gì PLA làm với quân đội Mỹ ở biển Đông".
Truyền thông Trung Quốc nói rằng Tokyo cần chấp nhận thực tế là quân đội Trung Quốc sẽ gia tăng các vụ bay qua eo biển Miyako để hiện diện ở Tây Thái Bình Dương, và Nhật "phải chịu trách nhiệm về hậu quả xung đột vũ trang nếu JSDF tiếp tục hành động nguy hiểm với chiến hạm, máy bay Trung Quốc".
Tờ Hoàn Cầu đe dọa thẳng thừng rằng liên minh Mỹ-Nhật sẽ không thể trở thành món bảo hiểm để Nhật Bản có thể thách thức Bắc Kinh.
"Nếu Tokyo đã không dám hạ quyết tâm 'sống mái một phen với Trung Quốc' thì xin đừng làm ra vẻ 'chúng tôi không ngại xung đột Quân sự với Trung Quốc', gây thêm đe dọa cho tình hình khu vực," Hoàn Cầu viết.
Trong khi đó, chuyên gia về không quân Trung Quốc, ông Phó Tiền Tiêu cho rằng các chiến đấu cơ Nhật Bản đã "lép vế" trước Trung Quốc khi phải bắn đạn quấy nhiễu để tự vệ.
"Điều này chứng minh các phi công Trung Quốc nắm thế chủ động khi đối đầu. Máy bay Su-30 và J-11 của Trung Quốc đều có tính năng cao hơn F-15, ngoài ra trình độ của phi công Trung Quốc cao hơn Nhật Bản nên mới chiếm ưu thế khi đối đầu ở cự ly gần," ông Phó nói với Thời báo Hoàn Cầu.
Bất chấp cáo buộc một phía và nhiều bình luận gay gắt từ Bắc Kinh, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định thông tin về vụ "bắn đạn quấy nhiễu" là không đúng sự thật. Ông cho rằng việc Trung Quốc đơn phương đưa ra cáo buộc là rất đáng tiếc và gây nguy cơ tổn hại quan hệ giữa hai nước.
Ông Suga tuyên bố Nhật sẽ tiếp tục thực thi các biện pháp triệt để nhằm theo dõi sự bành trướng về quân sự từ phía Trung Quốc và "ngăn chặn các hành vi xâm phạm không phận".
Therealtz © VietBF