Vietbf.com - Tổng thống 'tỷ năm' của Gambia phải rời chức vụ để lưu vong nước ngoài, v́ vị Tổng thống này rời khỏi đất nước nghèo Tây Phi đă mang theo một khối tài sản khiến người dân lên án là một "kẻ trộm" và vơ vét tài sản đất nước, mà người dân Gambia đă đóng góp.
21/1, đêm cuối cùng trước khi bắt đầu hành tŕnh lưu vong, ông Yahya Jammeh đến sân bay trên chiếc Rolls-Royce nổi tiếng của ḿnh. Cùng đoàn xe hộ tống, chiếc xe chở nhà lănh đạo lâu năm của Gambia lướt qua những con đường rộng ở thủ đô Banjul.
Điều ít ai ngờ là sau đó chiếc Rolls-Royce cũng đi "lưu vong" cùng chủ nhân của nó. Chiếc xe, với phần tựa đầu (trên ghế ngồi) thêu ḍng chữ “Ngài Sheikh Giáo sư Alhaji Tiến sĩ Yahya A. J. J. Jammeh”, được đưa vào một máy bay chở hàng cất cánh trong tối hôm đó.
Cựu Tổng thống Yahya Jammeh bước lên máy bay rời khỏi Gambia tối 21/1. Ảnh: Reuters.
'Ông ta là một tên trộm'
Theo một nhân viên sân bay và một nhà ngoại giao nắm rơ t́nh h́nh Gambia, ngoài chiếc xe trên, ông Jammeh c̣n mang theo một chiếc Rolls-Royce thứ hai, một chiếc Mercedes-Benz, một số mẫu xe khác và nhiều món hàng xa xỉ.
Cả hai đều từ chối cho biết danh tính v́ sự bất ổn hiện nay ở Gambia. Trước khi lưu vong, ông Jammeh đă lănh đạo Gambia trong 22 năm và không đồng ư từ bỏ chức vị sau thất bại trước doanh nhân Adama Barrow trong cuộc bầu cử bằng bi ve hồi tháng trước.
Nhà ngoại giao giấu tên nói trên cho biết ông Jammeh đă cố rút tiền từ ngân hàng trung ương của Gambia trong các tuần gần đây nhưng bị từ chối truy cập. Hai tuần trước, ông cho chuyển 22 chiếc xe tới Mauritania.
Trong khi đó, nhân viên sân bay cho biết vẫn c̣n 10 chiếc xe và hàng hóa đang chờ để được chuyển vào một máy bay chở hàng khác, nhưng chưa rơ khi nào máy bay này sẽ cất cánh.
Một số cư dân thủ đô Gambia cho biết họ cảm thấy bị xúc phạm khi ông Jammeh được phép rời khỏi đất nước với nhiều món đồ có giá trị.
Chị Fatima Fanny Ceesay, 24 tuổi, một thợ may, cho biết bất cứ thứ ǵ mà ông Jammeh bỏ lại sau khi ông rời đất nước phải bị tịch thu, kể cả khi những món hàng này là điều kiện để ông ra đi theo thỏa thuận.
“Yahya Jammeh lên cầm quyền với hai bàn tay trắng", chị Ceesay nói. “Mọi thứ ông ta có được đều là ăn cắp từ người dân Gambia. Họ không nên để ông ta cầm đi bất kỳ thứ ǵ trừ bộ quần áo trên người. Ông ta là một tên trộm".
Người gieo rắc nỗi sợ
Ông Jammeh lên nắm quyền tại Gambia sau cuộc đảo chính quân sự năm 1994. Theo New York Times, trong nhiều năm, nhà lănh đạo này đă cho bắt giam các đối thủ chính trị và nhà báo, săn lùng những người được cho là phù thủy. Ông gieo rắc "nỗi sợ hăi khủng khiếp" đến mức những người đă bỏ trốn đến Senegal vẫn lo sợ ông cho gián điệp theo dơi họ.
Gambia ch́m trong căng thẳng từ khi ông Jammeh thua trong cuộc bầu cử mà ban đầu ông nhận thua nhưng vài ngày sau lại tuyên bố bác bỏ kết quả. Từ chối chuyển giao quyền lực, ông thề sẽ dùng quân đội để bảo vệ chức tổng thống của ḿnh.
Ông Jammeh (áo trắng) tuyên bố nhận thua ngay sau hôm bầu cử hồi đầu tháng 12 nhưng sau đó rút lại tuyên bố và không đồng ư chuyển giao quyền lực. Ảnh: AP.
Sự việc khiến các nước Tây Phi thành lập liên minh quân sự tiến vào Gambia. Cùng lúc, lănh đạo các quốc gia láng giềng bay sang đàm phán với ông Jammeh. Vào tối thứ bảy tuần trước, ông Jammeh lên máy bay, đi cùng là tổng thống của Guinea.
Nhiều nguồn tin khẳng định vị cựu tổng thống từng tuyên bố lănh đạo Gambia trong "một tỷ năm" hiện sống lưu vong ở Guinea Xích đạo. Hôm 23/1, các thành viên đảng đối lập tại nước này lên tiếng phản đối chính phủ "chứa chấp" ông Jammeh.
“Ông Jammeh là người nguy hiểm. Ông ta giết chết các thành viên đối lập, ông ta ăn cắp tài sản của đất nước và người dân", Andres Esono Ondo, đại diện phe đối lập tại Gambia, lên án. "Chúng ta đă có sẵn một nhà độc tài ngồi ở ghế tổng thống. Chúng ta không cần thêm một người như thế nữa".
Tân tổng thống phải lưu vong
Tân Tổng thống Barrow đă tuyên thệ nhậm chức hôm 19/1 tại Đại sứ quán Gambia ở thủ đô Dakar của Senegal nhưng vẫn chưa về nước. Ông đang ở cùng gia đ́nh và các trợ lư trong căn nhà của ông tại một khu phố cao cấp ở Dakar, lựa chọn những cái tên cho nội các mới.
Hôm 23/1, liên quân các nước Tây Phi tập trung tại trụ sở chính phủ Gambia để đảm bảo an toàn cho sự trở về của ông Barrow. Họ không vấp phải kháng cự nào.
Tân Tổng thống Adama Barrow tuyên thệ nhậm chức tại Đại sứ quán Gambia ở thủ đô Dakar của Senegal hôm 19/1. Ảnh: Reuters.
Nhiều người Gambia vượt biên đến Senegal, quốc gia tiếp giáp cả 3 phía của Gambia, đă hồi hương và chờ đợi vị tân tổng thống. Các quan chức Liên Hợp Quốc lo sợ rằng ḍng người vội vă rời bỏ quốc gia này sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nếu t́nh trạng bế tắc kéo dài.
Khi ông Jammeh ra đi, Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Phi và Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi ban hành một tuyên bố chung nói rằng họ cam kết sẽ ngăn chặn việc cựu tổng thống, gia đ́nh và những người trung thành với ông chiếm đoạt tài sản.
Ông Barrow cho rằng tuyên bố trên không mang tính ràng buộc trong khi nhiều nhà ngoại giao phương Tây nói ngôn từ cẩn thận của tuyên bố không loại trừ các hành động chống lại ông Jammeh. Ông Barrow cho biết ông sẽ thành lập một ủy ban sự thật và ḥa giải để xem xét các cáo buộc về hành vi sai trái của ông Jammeh trong thời gian lănh đạo.