Nếu như ở VN giới trẻ ch́m đắm trong cơn bạc đỏ đen và bóng bánh th́ ở Mỹ ngược lại. Người trẻ tuổi Mỹ đă biết trân trọng đồng tiền và không thử thách vận may vào xổ số. Không như thế hệ cha mẹ của họ, giới trẻ Mỹ thờ ơ với những giải độc đắc lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ.
Giải độc đắc Powerball cộng dồn lên đến con số kỷ lục 450 triệu USD hồi tháng 1.2016
Đối với giới trẻ Mỹ, trông vào xổ số chẳng khác nào hy vọng hăo huyền nên không muốn phí thời gian và tiền bạc. Tỉ phú Mỹ Warren Buffett từng gọi tṛ may rủi này là “đóng thuế cho sự ngu dốt”. Có lẽ phần đông giới trẻ Mỹ nhất trí với quan điểm của ông Buffett.
Mặc dù tổng doanh thu bán vé số ở Mỹ tăng 9% trong năm 2016 so với năm 2015, nhưng số lượng khách hàng thuộc thế hệ Y (ra đời trong giai đoạn đầu thập niên 1980 - 2000) lại sụt giảm. Xu hướng này khiến lănh đạo nhiều công ty xổ số ở Mỹ lo ngại do tổng doanh thu bán vé số mỗi năm ở Mỹ vào khoảng 80 tỉ USD, cao hơn doanh thu bán vé xem phim và chương tŕnh ca nhạc cộng lại, theo Reuters.
“Vứt tiền chờ vận may”
“Tôi cảm thấy mọi thứ quá đắt đỏ trong thời buổi ngày nay. Mua vé số giống như vứt tiền chờ vận may”, Melissa Mancilla, nữ nhân viên khách sạn 21 tuổi ở Los Angeles, nói với Reuters. C̣n Andrew Hunter, một nhân viên IT 26 tuổi ở Los Angeles, cho hay anh không hề mua vé số, nhưng bà ngoại anh th́ khác, mua thường xuyên. “Nếu như tôi muốn đặt cược tiền để giải trí, tôi thà đặt cược bóng đá hơn là vé số”, Hunter nói.
Kết quả khảo sát của Hăng Gallup cho thấy chỉ 1/3 người Mỹ độ tuổi 18 - 29 cho biết họ có mua vé số trong năm 2016, nhưng có đến 61% người Mỹ độ tuổi 50 - 64 chơi vé số. Tỷ lệ thanh niên Mỹ thế hệ Y chơi vé số giảm 39% trong cuộc khảo sát tiến hành vào năm 2003 và 2007, theo Gallup.
Madi Williams, 21 tuổi, nhân viên một cửa hàng tiện lợi có quầy bán vé số tại TP.Raleigh (bang North Carolina), thường chứng kiến nhiều người đến mua vé số nhưng cô không phải là một trong số đó. “Nhiều người trên 40 tuổi đến đây mỗi ngày và chi khoảng 80 USD trở lên để mua vé số. Thật không thể tưởng tượng nổi. Những người trẻ như tôi không bao giờ chi số tiền như vậy chỉ để mua vé số, và tôi cũng không hiểu tại sao nhiều người lại bỏ nhiều tiền chơi vé số”, Williams chia sẻ với AP.
Thậm chí, khi giải độc đắc Powerball có được cộng dồn lên đến hàng trăm triệu USD, giới trẻ Mỹ vẫn thờ ơ. “Khi giải độc đắc được cộng dồn lên số tiền cao ngất ngưởng, truyền thông bắt đầu dồn dập đưa tin. Những người b́nh thường không chơi vé số cũng mua vé số… Rồi sau đó có tin một ai đó trúng số và chu kỳ như thế cứ tiếp diễn”, trang tin Vox (Mỹ) mô tả về sức thu hút của những giải độc đắc triệu đô. Tuy nhiên, giới trẻ thế hệ Y được sinh ra trong thời đại công nghệ thông tin và smartphone, với tŕnh độ học vấn ngày càng cao nên chỉ cần vào Google là họ có thể t́m ra “những sự thật phũ phàng” về xổ số, theo chuyên trang về giới trẻ Mỹ The G Brief. Chẳng hạn, có lúc xác suất trúng độc đắc Powerball được ước lượng là 1/292 triệu. Chính v́ viễn cảnh xa vời này nên họ có thể quyết định chi tiền cho việc khác hơn là mua vé số. Họ không dễ dàng rơi vào cái bẫy “trúng số đổi đời” như thế hệ trước”, The G Brief nhận định.
Trân trọng đồng tiền
Bà Alice Garland, Giám đốc công ty xổ số ở North Carolina, chia sẻ với AP rằng dù có nói ǵ đi chăng nữa về “cơ hội đổi đời với tấm vé số vài USD” th́ ba đứa con tuổi 29, 30, 33 của bà cũng chẳng buồn quan tâm. “Đây là một thế hệ sinh ra trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Họ biết trân trọng những đồng tiền mà họ kiếm được. Họ cần sự trải nghiệm cuộc sống và biết nắm bắt cơ hội hơn là chờ đợi trúng số”, Mary Leigh Bliss, 33 tuổi, Giám đốc quản lư nội dung website của Ypulse - một công ty chuyên nghiên cứu xu hướng giới trẻ ở Mỹ, nh́n nhận.
Không chỉ ở Mỹ, các công ty xổ số ở Canada cũng đang đau đầu trước tỷ lệ người trẻ không mua vé số ngày càng gia tăng. Các công ty xổ số ở Mỹ và Canada đang nỗ lực áp dụng nhiều h́nh thức, dịch vụ bán vé số mới cùng những chương tŕnh khuyến măi nhắm vào giới trẻ, chẳng hạn mua nhiều vé số tặng vé xem phim.
Ông Charles McIntyre, Giám đốc điều hành Công ty xổ số New Hampshire Lottery (Mỹ), nhận định: “Đa số người trẻ Mỹ không muốn đợi 2 ngày để kiểm tra xem có trúng vé số độc đắc hay không. Họ chi tiền cho những thứ mang tính giải trí nhiều hơn so với người tiêu dùng 20 năm trước. Chúng tôi không phá sản nhưng đang bước vào giai đoạn mới với thế hệ mới, và nếu không thay đổi có thể giảm doanh thu nghiêm trọng trong tương lai”.