Cách đây nhiều năm, một học giả danh tiếng đă quan sát các v́ sao và đưa ra lời tiên đoán rằng "Những báo vật xa xưa từng được các vị thần sử dụng hiện đang bị chôn vùi khắp nơi một lần nữa sẽ xuất hiện. Chúng hứa hẹn ẩn chứa những sức mạnh bí ẩn" Từ đso mọi người đua nhau đi t́m cổ vật. Những phiên đấu giá trên thế giới đă xác định giá trị của một cổ vật.
I
Nhà đấu giá Tajan tại Pháp
Các cổ vật này chủ yếu là đồ dùng, trang sức của những bậc đế vương và người nổi tiếng trong lịch sử. Sưu tầm chúng là thú vui của giới giàu có, và họ sẵn sàng bỏ tiền ra để sở hữu.
10. Kiếm nạm vàng của Napoleon: 6,5 triệu USD
Đây là thanh kiếm mà Napoleon Bonaparte từng sử dụng trong trận chiến Marengo, đánh đuổi người Áo ra khỏi lănh thổ Ư, và cùng nhà vua chinh chiến tại Ai Cập. Nó được bán vào tháng 6.2017 tại Osenat, Pháp.
9. Mâm bạc Germain: 10,3 triệu USD
Nhà kim hoàn Thomas Germain đă đúc chiếc mâm tinh xảo bằng bạc dành riêng cho vua Louis XV. Từ năm 1723, Germain chỉ phục vụ hoàng tộc v́ được ưu ái nhờ phong cách Rococo thời thượng lúc bấy giờ. Trên nắp đậy là h́nh những món ăn từ rau quả, chim muông, tay nắm có h́nh đầu lợn rừng. Rất ít mâm bạc từ thế kỷ 18 c̣n sót lại nên chiếc này có giá trị vô cùng cao. Nó đă thoát được cuộc nung chảy kim loại quư để chi trả cho vũ khí trong những năm Pháp có chiến tranh.
8. Tủ Goddard Townsend: 12,1 triệu USD
Chiếc tủ ra đời năm 1760, cao 2,8m làm từ gỗ dái ngựa, thiết kế trang nhă cổ điển. Nó là 1 trong 9 sản phẩm của hai gia đ́nh mộc nổi tiếng Mỹ thời kỳ thuộc địa là nhà Goddard và Townsend.
7. Vương miện ngọc lục bảo của công nương Katherine Henckel: 12,1 triệu USD.
Vương miện này nạm 11 viên ngọc lục bảo quư hiếm từ Colombia với độ trong hoàn hảo, tổng trọng lượng lên tới 500 carat. Hoàng tử Đức Guido Henckel đă yêu cầu đúc món trang sức này cho vợ là công nương Katherine Henckel. Theo huyền thoại những viên ngọc từng nằm trên ṿng cổ của một hoàng tử Ấn Độ. Chủ nhân sau này của chiếc vương miện là Eugenie de Montijo, vợ vua Napoleon III. Cuối cùng, nó về tay một nhà sưu tầm hồi tháng 5.2011.
6. Âu vàng đời Minh: 15 triệu USD
Hiện trên thế giới chỉ c̣n 8 chiếc âu cùng loại. Qua giám định cổ vật này có niên đại từ thời vua Tuyên Đức (trị v́ trong khoảng 1399-1435). Đây cũng là thời gian mà kỹ nghệ, mỹ thuật của Trung Quốc đạt tới đỉnh cao. Chiếc âu này đúc từ vàng 18K, chạm trổ rồng và ngọc trai cùng nhiều loại đá quư như hồng ngọc. Nó về tay một người chủ phương Tây tại phiên đấu giá ở Hong Kong.
5. B́nh gốm đời Thanh: 16 triệu USD
Chiếc b́nh có hoa văn chim phượng màu hồng và xanh ngọc xen kẽ. Các chữ Hán cho thấy nó được làm từ thời vua Càn Long (khoảng thế kỷ 16). Hai tay nắm của nó là 2 con rồng lớn và biểu tượng "như ư" nhằm đem lại may mắn.
4. Tù và Olyphant: 16,1 triệu USD
Chiếc tù và có niên đại TK 11 từ châu Âu được mài giũa và chạm trổ từ một ngà voi lớn, thể hiện những con vật gồm thỏ, ngỗng và nai. Trên thế giới chỉ có 6 tù và ngà voi tương tự. Chúng được làm theo yêu cầu của các nhà quư tộc và hoàng gia, nhằm phục vụ săn bắn hay tham gia chiến trận.
3. Cổ bản Leicester của Leonardo da Vinci: 30,8 triệu USD
Thomas Coke, bá tước Leicester (Anh) đă mua cuốn sổ ghi chép của nhà bác học Leonardo DaVinci năm 1719, từ đó tài liệu có tên là Cổ bản Leicester. Các nội dung về sáng chế được DaVinci viết ngược suốt 72 trang, cùng nhiều bản nháp và phác họa, lư thuyết về địa chất, hóa thạch và thiên văn. Năm 1994, tỷ phú Bill Gates đă thắng phiên đấu giá và sở hữu Cổ bản Leicester. Không giữ cho riêng ḿnh, ông scan từng trang một công bố trên mạng và thường đưa cuốn sổ đi triển lăm ṿng quanh thế giới.
2. Tủ Badminton: 36 triệu USD
Tủ Badminton là món nội thất thứ 2 trong top 10. Công tước vùng Beaufort (Anh), Henry Somerset-Scudamore đă yêu cầu đóng chiếc tủ năm 1726. 30 người thợ chuyên nghiệp mất tới 6 năm để làm hài ḷng công tước. Chiếc tủ mang tên căn nhà mà nó được đặt bên trong, Biệt thự Badminton cũng thuộc sở hữu của công tước. Nhà sưu tầm Prinz Hans-Adam II đă mua lại nó để trưng bày trong bảo tàng Lichtenstein.
1. B́nh gốm đời Thanh: 80,2 triệu USD
Đây là chiếc b́nh gốm có giá trị cao nhất từ trước tới giờ. Các hoa văn tinh xảo, rơ nét và hài ḥa của nó được ca ngợi là đỉnh cao. Dấu ấn triện của hoàng gia thể hiện nó ra đời vào đời vua Càn Long. Một nhà thám hiểm đă mua nó khi tới Trung Quốc, đem về Anh, sau đó bán lại. Ban đầu, nó chỉ có giá 1.000 USD v́ bị nghi là bản copy, nhưng sau khi xác thực là hàng "chuẩn", giá trị lập tức vọt lên 1 triệu USD. Sau nhiều lần sang tay, chiếc b́nh hiện có giá 80,2 triệu USD.