Vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên được cho rằng là hành động cảnh báo đến Nga.Tổng thống Nga Putin mới đây đă lên tiếng về sự việc này.Đồng thời ông Putin kêu gọi một giải pháp ḥa b́nh cho những căng thẳng khu vực.
Liên quan đến vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên hôm 14/5, tên lửa được phóng từ khu vực gần thành phố Kusong, tỉnh Bắc Pyongan. Giới chức Mỹ ước tính tên lửa Triều Tiên rơi xuống vùng biển cách khu vực Vladivostok, Nga, 96km về phía nam.
Tuy nhiên, Nga khẳng định tên lửa rơi cách biên giới nước này 500km và không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào.
Ông Carl Schuster, giáo sư tại Đại học Thái B́nh Dương Hawaii, cựu giám đốc Trung tâm T́nh báo Chung thuộc Bộ Chỉ huy Thái B́nh Dương của Mỹ, nhận xét, việc phóng tên lửa hướng về phía Nga dường như là cách để lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gửi thông điệp tới cả Moscow và Bắc Kinh.
"Nó muốn nói với Nga rằng 'Tôi có thể chạm tới bạn'", ông Schuster nhấn mạnh. "Nó c̣n nói với Trung Quốc rằng 'Tôi không quan tâm bạn nghĩ ǵ. Tôi độc lập'".
Trung Quốc hôm 14-15/5 tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường quy tụ nhiều lănh đạo hàng đầu thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng phái đoàn Triều Tiên cũng tham dự sự kiện.
Theo Schuster, thời điểm B́nh Nhưỡng phóng tên lửa "không phải sự trùng hợp" và có lẽ ông Kim đang muốn kéo Nga tham gia sâu hơn vào cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.
"Đấy là cách ông ấy nói với người Nga rằng 'Các bạn cần lên tiếng'" và ngăn cản các biện pháp trừng phạt do Mỹ đề xuất nhằm vào Triều Tiên", Schuster đánh giá.
Trong khi đó, ngày 15/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên là nguy hiểm, tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng B́nh Nhưỡng bị đe dọa và kêu gọi một giải pháp ḥa b́nh cho những căng thẳng khu vực.
Tổng thống Putin nêu rơ: "Chúng tôi kiên quyết chống lại việc mở rộng câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân. Chúng tôi coi (vụ thử tên lửa) là tiêu cực, có hại và nguy hiểm".
Ngoài ra, ông Putin cũng nhấn mạnh rằng các nước phải ngừng việc đe dọa Triều Tiên và t́m kiếm một giải pháp ḥa b́nh cho vấn đề này.
Sau vụ Triều Tiên phóng tên lửa, Mỹ đă kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn nhằm vào Triều Tiên.
Trong một tuyên bố, Nhà Trắng nêu rơ: "Hăy để hành động khiêu khích mới nhất này xứng đáng để kêu gọi tất cả các nước tiến hành các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nhằm vào Triều Tiên".
Rơ ràng chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng sức ép lên Triều Tiên, buộc B́nh Nhưỡng phải từ bỏ chương tŕnh hạt nhân và tên lửa. Washington cũng đồng thời t́m kiếm sự ủng hộ của Bắc Kinh trong nỗ lực này và xem Trung Quốc là ch́a khóa quan trọng trong việc giải quyết vấn đề.
Trong khi đó, Moscow lại có cách tiếp cận khác khi tỏ ra dịu giọng hơn với B́nh Nhưỡng.
C̣n nhớ khi cả thế giới đang hồi hộp lo sợ kịch bản không kích Syria sẽ được Mỹ lặp lại ở Triều Tiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đă lên tiếng cảnh báo "Mỹ không được đơn phương tấn công phủ đầu Triều Tiên".
Moscow sau đó cũng sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an, ngăn cơ quan này ra một nghị quyết lên án Triều Tiên bất chấp Trung Quốc tỏ ư ủng hộ.
Có thể thấy Moscow không muốn bị đẩy ra khỏi cuộc chơi khi có nhiều chỉ dấu cho thấy Trung Quốc và Mỹ đă đạt được sự nhất trí trong nhiều vấn đề liên quan tới Triều Tiên.
Ở một diễn biến khác có liên quan, hăng thống tấn TASS dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc pḥng Nga cho biết hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của nước này đă phát hiện và theo dơi vụ phóng tên lửa đường đạn của Triều Tiên, ngay khi quả đạn vừa rời bệ phóng.
Theo đó, "Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Nga đă phát hiện vụ phóng tên lửa vào lúc 23h30 (giờ Moscow) ngày 13/5 khi nó rời bệ phóng trên vùng lănh thổ của Triều Tiên. Hệ thống này đă bám sát quả đạn trong ṿng 23 phút cho tới tận khi nó rơi xuống vùng trung tâm của biển Nhật Bản cách vùng lănh thổ Nga chừng 500km".
Quả tên lửa Triều Tiên có quỹ đạo bay dọc theo biên giới Nga và hành tŕnh ở khoảng cách khá xa, Bộ Quốc pḥng Nga cho biết: "Đường bay của quả đạn không gây nguy hiểm đối với Liên bang Nga.
Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa và lực lượng pḥng không Nga chịu trách nhiệm bảo vệ vùng trời ở đó đă ngay lập tức chuyển cấp theo dơi để nếu cần sẽ bắn hạ".