Việc Triều Tiên có trong tay vũ khí hạt nhân không chỉ làm Mỹ và Hàn Quốc phải lo lắng mà chính TQ cũng lo lắng không hề kém phần. Mặc dù TQ cũng đă liên tục phản ứng và phản đối việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng cuối cùng Triều Tiên vẫn thực hiện được. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta thấy v́ sao mà TQ lại phải lo lắng đến vậy.Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải vừa khẳng định Bắc Kinh sẽ không chấp nhận một nước Triều Tiên được vũ trang hạt nhân, trong bối cảnh căng thẳng leo thang nhanh chóng liên quan đến chương tŕnh vũ khí của B́nh Nhưỡng.
Cho tới nay, Trung Quốc vẫn cố không để cho chế độ B́nh Nhưỡng sụp đổ hay nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, gây ra một cuộc khủng hoảng người tị nạn tràn qua biên giới Trung Quốc. Chủ trương của Bắc Kinh vẫn là kêu gọi các bên trở lại bàn đàm phán, kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc ngưng các cuộc tập trận chung để có thể thuyết phục Triều Tiên ngưng thử hạt nhân và tên lửa.
Theo South China Morning Post, có 3 lư do giải thích việc Trung Quốc phản đối chính quyền của nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sở hữu vũ khí hạt nhân.
Một là, Trung Quốc lo ngại một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc cực ḱ quan ngại việc các nước láng giềng sở hữu một kho hạt nhân thực sự, do nó tạo mối đe dọa rơ ràng cho an ninh của chính nước này. Trung Quốc cũng quan ngại nổ ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, khi Hàn Quốc và Nhật Bản cảm thấy rằng cần phải sở hữu các vũ khí hạt nhân của riêng ḿnh.
Nhà nghiên cứu cấp cao Deng Yuwen thuộc trung tâm nghiên cứu Charhar cho rằng Seoul và Mỹ đang thảo luận về việc tái triển khai các vũ khí có đầu đạn hạt nhân. Nhà nghiên cứu này nhận định: Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân".
Hai là làm suy yếu cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân. Trung Quốc là một nước kư kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế nhằm kiềm sự truyền bá vũ khí hạt nhân và giải trừ hạt nhân. Việc Trung Quốc chấp nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân sẽ là một điều ngạc nhiên, do theo cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân, ngay cả các cường quốc hạt nhân mới nổi, như Ấn Độ và Pakistan, cũng không được chấp nhận như là các nước hạt nhân.
Cuối cùng Trung Quốc lo ngại chương tŕnh vũ khí hạt nhân của Triều Tiên có thể dẫn tới ṛ rỉ phóng xạ sang lănh thổ Trung Quốc. Trong giới học giả Trung Quốc ngày càng có nhiều người yêu cầu Bắc Kinh phải có thái độ cứng rắn hơn với Triều Tiên, nhất là v́ vụ thử hạt nhân mới đây khiến Bắc Kinh quan ngại về nguy cơ ô nhiễm phóng xạ ở vùng biên giới giữa hai nước. Họ kêu gọi Trung Quốc phải thi hành những biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề hơn với B́nh Nhưỡng, chẳng hạn như cấm các ngân hàng Trung Quốc làm ăn với các công ty Triều Tiên.
Chuyên gia Deng cho rằng trong trường hợp tồi tệ nhất, các vũ khí của Triều Tiên có thể quay trở lại chống lại Trung Quốc. Trong khi đó, trả lời tờ South China Morning Post, chuyên gia an ninh quốc tế Robert Manning tại trung tâm nghiên cứu Atlantic Council của Mỹ nói: “Tôi cho rằng sẽ là điều có ích khi Mỹ nhắc lại với Trung Quốc rằng các tên lửa của Triều Tiên có thể bay về mọi hướng”.
Theo giới chuyên gia, có vẻ như Trung Quốc muốn "dạy cho Triều Tiên một bài học, nhưng không nặng đến mức làm sụp đổ chế độ này". Một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân Dân Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh, cũng cho rằng Trung Quốc muốn Triều Tiên ăn đ̣n đau, nhưng đồng thời vẫn mở ngỏ cho B́nh Nhưỡng trở lại bàn thương lượng.
Ngày 19.9, trong bài phát biểu mở màn phiên họp cấp cao tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ở New York, Tổng thư kư (TTK) LHQ Antonio Guterres khẳng định mối lo sợ toàn cầu về một cuộc chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên đang lên đến mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Phát biểu trước 193 quốc gia thành viên LHQ, TTK Guterres cho rằng hiện hàng triệu người đang sống trong nỗi khiếp sợ, do các vụ thử hạt nhân và tên lửa mang tính khiêu khích của Triều Tiên. Quan chức đứng đầu LHQ này nêu rơ: “Việc sử dụng các vũ khí hạt nhân là không thể h́nh dung nổi. Tuy nhiên, nỗi lo sợ toàn cầu về các vũ khí hạt nhân đang ở mức cao nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”.
Ông Guterres cho biết thêm nỗi lo sợ về một cuộc chiến tranh hạt nhân “không hề viển vông”, bởi “hàng triệu người đang sống trong nỗi lo sợ do các vụ thử hạt nhân và tên lửa mang tính khiêu khích” của Triều Tiên gây ra. Quan chức này cảnh báo căng thẳng leo thang trong khu vực hiện nay làm gia tăng nguy cơ t́nh toán sai lầm và “có thể dẫn tới những hiểu lầm tai hại”. Ông cũng kêu gọi t́m kiếm một giải pháp chính trị, cho rằng “đây là thời điểm để các chính khách sáng suốt lên tiếng.
|