Trung Quốc có lẽ đang đuổi kịp Mỹ và Nga về lực lượng quân sự hùng hậu nhất thế giới.
Hiện Trung Quốc cũng đang nằm trong các cường quốc hạt nhân. Về lực lượng quân sự, Mỹ đứng thứ nhất, Nga đứng thứ hai và Trung Quốc đứng ở vị trí thứ ba, theo báo cáo thường niên của Global Firepower Index.
Hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc và Mỹ sẽ đi vào một cuộc chiến tranh trong tương lai gần, mặc dù đó là một chủ đề thường được thảo luận giữa các nhà khoa học và các thành viên khác của cộng đồng chính sách đối ngoại.
Tuy nhiên, dù bất kỳ cuộc thảo luận nào về cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hoàn toàn mang tính giả thuyết, nhưng dưới đây là tổng quan về một số tài sản quân sự mạnh nhất mà Bắc Kinh có thể sử dụng nếu cuộc xung đột như vậy xảy ra.
Nhiều người có thể coi quy mô quân đội Trung Quốc (gần 2,3 triệu quân đang hoạt động) là sức mạnh lớn nhất của họ. Tuy nhiên, Trung Quốc đang giảm quy mô lực lượng này khi họ tập trung nhiều hơn vào việc hiện đại hóa quân đội và có lẽ là xúc tiến thực hiện chương tŕnh phát triển tên lửa đạn đạo năng động nhất trên toàn thế giới.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5, được trang bị đầu đạn hạt nhân, có tầm bắn xa nhất so với bất ḱ tên lửa nào trong kho vũ khí của Trung Quốc hiện nay.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5.
Tầm bắn của chúng vào khoảng 7,456 dặm (12.000 km) và có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên khắp Hoa Kỳ và Tây Âu.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động DF-31AG
Trung Quốc đă tiết lộ DF-31AG - tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân, trong cuộc diễu binh kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân đội Trung Quốc vào tháng 7/2017. Tên lửa này có thể được gắn trên một chiếc xe quân sự địa h́nh – khả năng khiến loại vũ khí này có khả năng di chuyển cơ động. Loại tên lửa này được thông tin có tầm bay khoảng 6.800 dặm (khoảng 11.000 km) – đặt lục địa Mỹ trong tầm ngắm.
Tên lửa đạn đạo tầm xa DF-26
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn khoảng 2.500 dặm (4.000 km). Được đặt biệt danh là "Guam Killer" do loại tên lửa này có thể tấn công mục tiêu của Mỹ tại Guam nếu được phóng từ Trung Quốc đại lục.
Tên lửa đạn đạo siêu thanh DF-17
DF-17 là tên lửa đạn đạo siêu thanh mới của Trung Quốc có khả năng tăng tốc lên đến 7.680 dặm/giờ (12.000/km). Trung Quốc đă thử nghiệm hai trong số loại tên lửa này trong tháng 11, bay được khoảng 870 dặm (1.400 km) và bay đi qua bầu khí quyển của Trái đất với vận tốc gấp 10 lần tốc độ của âm thanh. Loại tên lửa này được thiết kế để bay nhanh và thấp để tránh bị phát hiện, có nghĩa là tên lửa pḥng thủ của Hoa Kỳ có thể gặp nhiều khó khăn đáng kể trong việc định vị và đánh chặn tên lửa trước khi nó tiến tới mục tiêu. Loại tên lửa này, có thể mang theo hạt nhân, có tầm bắn tối đa khoảng 2.400 km, theo The Diplomat.
Tên lửa đạn đạo JL-2A phóng từ tàu ngầm
JL-2A là loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm được trang bị một đầu đạn hạt nhân, và có tầm bắn ước tính 4.500 dặm (7.200 km), dựa trên một báo cáo của quân đội Hoa Kỳ. Theo CSIS, Trung Quốc hiện đang triển khai bốn tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo thuộc lớn Jin – mỗi tàu được trang bị 12 tên lửa này.
VietBF © sưu tầm