Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono vừa có chuyến công du đến Pakistan, Sri Lanka và Maldives. Đến nước nào ông Kono cũng đưa ra các đề nghị viện trợ của Nhật Bản cho các nước trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng và nhiều dự án khác.
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono.
Cả ba nước này đều tiếp giáp với Ấn Độ Dương và ông Kono kêu gọi hợp tác trong khuôn khổ Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương cởi mở và tự do” do Chính phủ Nhật Bản chủ trương.
Chuyến công du của ông Kono được cho là xuất phát từ việc Tokyo tăng cường cảnh giác đối với Trung Quốc, quốc gia cũng đang gia tăng ảnh hưởng đối với ba nước nói trên với các đề xuất viện trợ tài chính quy mô lớn dựa trên chiến lược hàng hải “Chuỗi ngọc trai”.
Chiến lược hàng hải mang tên “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc xác định Ấn Độ Dương có vị trí quan trọng chiến lược đối với giao thông hàng hải của Trung Quốc.
Tên gọi “Chuỗi ngọc trai” là do các cảng biển tại khu vực Ấn Độ Dương, được Trung Quốc lên kế hoạch đầu tư, nếu kết nối lại sẽ có h́nh như chuỗi ngọc trai trên bản đồ.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng cường quan hệ với các nước dọc theo các lộ tŕnh hàng hải này và kiểm soát được hoạt động của các cảng biển đó.
Ông Kono là Ngoại trưởng Nhật Bản đầu tiên thăm Maldives. Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Maldives Mohamed Asim, ông Kono nói rằng Nhật Bản đánh giá Maldives có vị trí quan trọng chiến lược trong tuyến hàng hải kết nối châu Á, Trung Đông và châu Phi. Tokyo có kế hoạch hỗ trợ Maldives phát triển các lĩnh vực như môi trường và nhiều lĩnh vực khác.
Trước khi đến Maldives, ông Kono đă đến thủ đô Islamabad, hội đàm với Ngoại trưởng Khawaja Muhamamad Asif và nói rằng cải thiện hạ tầng là một phần rất quan trọng trong viện trợ của Nhật Bản.
Ngày tiếp theo, ông Kono đến Colombo, thành phố lớn nhất Sri Lanka, và thăm Cảng Colombo, nơi được cho là có sức chứa khối lượng hàng hóa lớn nhất vùng Nam Á. Ông đă nói với Chính phủ Sri Lanka về ư định của Nhật Bản trong việc tham gia một dự án mở rộng cảng này.
Thông báo của ông Kono, đề nghị viện trợ của Nhật Bản cho ba nước nói trên là nhằm mục đích đối phó với việc đầu tư của Trung Quốc dành cho lĩnh vực phát triển cảng biển và các cơ sở khác ở nước ngoài đang tăng mạnh. Trung Quốc được cho là đă cung cấp các quỹ tài chính cho các nước không có khả năng hoàn trả đầu tư, với mục tiêu để đổi lại các lợi ích tại những nước này.
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Nhật Bản nói: “Nếu những lợi ích của các nước có cảng biển chuyển sang tay Trung Quốc, số lượng căn cứ quân sự của Trung Quốc sẽ tăng lên. Chiến lược ’Chuỗi ngọc trai’ của Bắc Kinh cho phép Hải quân lập hoạt động triển khai chiến lược tại các vùng biển ở khu vực Ấn Độ Dương”.
Trong khi Nhật Bản bày tỏ quan điểm sẵn sàng hợp tác với sáng kiến kinh tế “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, Tokyo cũng thể hiện thái độ thận trọng với Bắc Kinh trong việc nâng cấp các cảng biển của một nước thứ ba.
Phát biểu với các nhà báo tại Colombo, ông Kono nói: “Các tuyến đường biển tại Ấn Độ Dương có vai tṛ quan trọng đối với vấn đề an ninh và thương mại. Nhật Bản không muốn các cảng biển của Sri Lanka sẽ bị Trung Quốc độc quyền khai thác”
VietBF © sưu tập