Chúng ta cùng điểm danh những tên lửa mạnh nhất thế giới. Đó là những tên lửa mạnh nhất thế giới với tầm bắn xa, khả năng phá hủy trên quy mô lớn, độ chính xác cao và những cải tiến hiện đại.
Trident D5 hay Trident II là một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất. Tridient II có tầm bắn khi mang tải trọng tối đa là hơn 7.800 km và có thể đạt 12.000 km nếu giảm tải. Tên lửa này được phát triển từ phiên bản Trident C4 trước đó với sự cải thiện lớn về khả năng chuyên chở, tầm bắn và độ chính xác. Những sự cải thiện này đă khiến tên lửa Trident D5 có năng lực như một trong những vũ khí tấn công phủ đầu hiệu quả nhất.
Các tàu chiến Nga đă phóng 26 tên lửa hành tŕnh SS-N-30 ngày 7/10/2017 nhằm vào các mục tiêu của phe nổi dậy ở Syria cách các tàu chiến này hơn 1.600 km. Cuộc tấn công này đă khiến những tên lửa mới của Nga đứng vào hàng các loại vũ khí tiên tiến nhất thế giới. Các tên lửa này đă hoàn thành nhiệm vụ khi tấn công chính xác 11 mục tiêu gồm 1 trại huấn luyện khủng bố, các trung tâm chỉ huy, kho đạn dược, dầu mỏ và nhà máy sản xuất thuốc nổ. Mặc dù chưa có các số liệu chính xác về loại tên lửa này của Nga song chúng được cho là sánh ngang với tên lửa Tomahawk từng giúp Anh và Mỹ thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa LGM-30 Minuteman III là một phần trong lực lượng pḥng thủ chiến lược của Mỹ. Loại vũ khí này có khả năng phản ứng nhanh, độ chính xác cao và khả năng nhắm bắn mục tiêu ở khoảng cách xa. Tên lửa Minuteman III có tầm bắn gần 10.000 km và tốc độ xấp xỉ khoảng 24.000 km/h.
Tomahawk là tên lửa hành tŕnh được triển khai lần đầu tiên năm 1984. Mặc dù chỉ có tốc độ cận âm song tên lửa này có khả năng phá hủy các mục tiêu với sai số cực nhỏ. Tên lửa hành tŕnh này có tầm bắn 2.500 km và vận tốc 880km/h. Hệ thống dẫn đường phức tạp được thiết kế để thực hiện những mục tiêu chuyên biệt giúp Tomahawk trở nên chính xác vượt trội trong mọi điều kiện tác chiến.
M51 là một tên lửa đạn đạo được triển khai từ tàu ngầm của Pháp. Bắt đầu được thiết kế vào năm 1992 và lần đầu tiên được triển khai vào năm 2010, tên lửa M51 có tầm bắn khi mang tải trọng tối đa là 8.000 km và 10.000 km nếu được giảm tải. Với tầm bắn như vậy, loại tên lửa này đủ sức để thực hiện một cuộc tấn công tới hầu hết các khu vực từ Trung Quốc, Nga cho tới cả Mỹ. Mỗi tên lửa M-51 có khả năng mang 6 - 10 đầu đạn. Được nâng cấp từ phiên bản M51, M51.3 đang được phát triển và dự kiến sẽ đưa vào vận hành năm 2025.
R-29RMU2.1 Layner là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Nga được phát triển từ phiên bản R-29RMU2 Sineva trước đó. Loại tên lửa này có tầm bắn tối đa là 8.300 km khi mang tải trọng tối đa và có thể đạt tới 12.000 km nếu giảm bớt tải trọng. R-29RMU2.1 Layner được trang bị các hệ thống tiên tiến có thể vượt qua lưới pḥng thủ tên lửa đạn đạo, đồng thời mỗi tên lửa c̣n có thể mang 12 đầu đạn hiệu suất thấp với đương lượng nổ từ 100 - 300 kt.
DeepStrike là tên lửa chiến thuật tầm xa do tập đoàn Raytheon phát triển theo đơn đặt hàng của quân đội Mỹ. Loại tên lửa này có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 500 km cả trên biển và trên đất liền, cả trong điều kiện đứng yên hay đang di chuyển.
AGM-114B/K/M Hellfire là một biến thể của ḍng tên lửa AGM-114 Hellfire. Đây là những tên lửa có tốc độ cận âm không đối đất do laser dẫn đường. Loại tên lửa này đủ khả năng đánh bại mọi loại xe tăng trên thế giới, cũng như tấn công chính xác các công tŕnh, boong-ke và trực thăng. Được Lockheed Martin và Boeing đồng sản xuất, "lửa địa ngục" AGM-114B/K/M Hellfire được sử dụng trong các đơn vị của Thủy quân Lục chiến, Hải quân và Lục quân của Mỹ.
R-36M (SS-18 Satan) là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga nằm trong số những loại tên lửa nặng nhất và mạnh nhất trên thế giới. R-36M không dễ đánh chặn và có khả năng phá hủy một khu vực rộng lớn.
RS-24 Yars cũng là một tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga thuộc hàng những tên lửa mạnh nhất thế giới. Loại vũ khí này có tầm bắn 12.000 km và được thiết kế để tấn công các mục tiêu một cách chính xác cũng như khó có thể bị theo dấu hay đánh chặn./.