Đúng như dự báo, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ căng về vấn đề Biển Đông. Mỹ không thê chấp nhận việc Trung Quốc bắt nạt cac nước khu vực Biển Đông và Trung cũng không dời miếng ngin nơi này dễ dàng.
Hôm 4/11, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, trong khi Mỹ chỉ trích Trung Quốc có hành động hăm dọa trên Biển Đông, Bắc Kinh lại cáo buộc Washington cố t́nh làm thổi bùng căng thẳng trong khu vực.
Với vai tṛ trưởng phái đoàn Mỹ tham dự Hội nghị thượng đỉnh cấp cao ASEAN và Hội nghị Đông Á ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, hôm 4/11, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien đă nhắc tới hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc có hành động hăm dọa trên Biển Đông. (Ảnh: AP)
“Bắc Kinh dùng hành động hăm dọa để t́m cách ngăn cản các quốc gia ASEAN khai thác nguồn tài nguyên xa bờ, ngăn chặn việc tiếp cận trữ lượng dầu mỏ và khí đốt trị giá đến 2,5 ngàn tỷ USD. Các nước lớn không nên bắt nạt các nước khác", Japan Times dẫn lời ông O’Brien.
Kết thúc hội nghị hôm 4/11, Bộ Ngoại giao Mỹ c̣n cho công bố một bản báo cáo về chiến lược ở khu vực châu Á – Thái B́nh Dương. Bản báo cáo của Mỹ sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ “chưa từng có” để chỉ trích tuyên bố chủ quyền phi lư của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”.
“Những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua bản đồ ‘đường chín đoạn’ phi lư là vô căn cứ, trái luật pháp và quá đáng”, bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
Trên thực tế, dù các nhà lănh đạo Mỹ dùng những ngôn từ chỉ trích mạnh mẽ nhằm vào Trung Quốc, nhưng Washington vẫn hối thúc các nước có cùng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp ḥa b́nh.
Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các ḥn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lư ở Biển Đông.
Dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản và Mỹ nhiều lần lên tiếng khẳng định duy tŕ “khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương mở cửa và tự do”. Mỹ c̣n thường xuyên điều động tàu thuyền tới Biển Đông để tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên tuyến đường biển chiến lược.
Cũng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Bắc Kinh trước những lời b́nh luận từ phía Mỹ về Biển Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Le Yucheng cho rằng, một số quốc gia bên ngoài đang “can thiệp” vào vấn đề của khu vực.
“Một số quốc gia không nằm trong khu vực không thể chung sống trong vùng biển yên b́nh ở Biển Đông và làm mọi cách để tạo sóng”, ông Le nói.
Sau đó, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ O’Brien nhấn mạnh, “Chúng tôi không nghĩ chúng tôi đang xen vào chuyện của người khác”.
“Chúng tôi chỉ tới khi được mời chứ không như những quốc gia khác”, ông O’Brien phát biểu sau lời b́nh luận của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.
Tuy nhiên, dù có những lời lẽ mạnh bạo chỉ trích hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, một số nhà quan sát lại tỏ ư nghi ngờ về mức độ thi hành những lời cam kết mà Mỹ đă đưa ra.
Nguyên nhân là do ông O’Brien hiện là quan chức cấp thấp nhất được chính quyền Mỹ cử sang dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á kể từ Washington được ASEAN mời tham dự sự kiện hàng năm từ năm 2011. Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump lại không tới dự sự kiện.
Song theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington đă chú trọng tăng cường hợp tác với những đối tác chủ chốt ở châu Á bao gồm Ấn Độ cùng hai đồng minh thân thiết là Nhật Bản và Hàn Quốc.
“Chúng tôi cam kết duy tŕ sự tự do và mở cửa của khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương, nơi mà tất cả các nước từ lớn tới nhỏ đều đảm bảo được chủ quyền và có thể theo đuổi tăng trưởng kinh tế khi tuân thủ luật pháp quốc tế và các quy tắc cạnh tranh công bằng”, bản báo cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ viết.
Trước đó, hôm 3/11, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng đàm phán và tiến tới kư kết với ASEAN Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) vào năm 2021.
Theo NHK, việc Bắc Kinh tỏ ra chủ động thảo luận về COC có thể được xem là cách Trung Quốc muốn loại Mỹ ra khỏi các chính sách thực thi trên Biển Đông.
VietBF@ sưu tầm.