Hiện Mỹ đang phương pháp để TQ không còn tham vọng bành trướng ở Biển ĐÔng. Một trong các biện pháp đó chính là việc trừng phạt nhằm vào quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến hành vi chèn ép ở Biển Đông. Dưới đây là những thông tin cụ thể.
"Mọi phương án đều được cân nhắc. Trừng phạt là một hành động hữu hình, thể hiện rõ ràng quan điểm mà Trung Quốc có thể hiểu được", David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, hôm nay trả lời một viện nghiên cứu khi được hỏi về khả năng Washington ra lệnh trừng phạt để đáp trả Bắc Kinh về Biển Đông.Phát biểu của ông Stilwell được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông. "Những yêu sách của Bắc Kinh đối với nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông, cũng như chiến dịch bắt nạt nhằm kiểm soát chúng, là hoàn toàn phi pháp", tuyên bố có đoạn.
Washington từ lâu vẫn phản đối những yêu sách chủ quyền trái luật pháp quốc tế của Bắc Kinh tại Biển Đông, thường xuyên điều tàu chiến qua vùng biển chiến lược này để tiến hành các hoạt động tự do hàng hải. Tuy nhiên, tuyên bố hôm 13/7 thể hiện giọng điệu cứng rắn hơn, thẳng thừng bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên chỉ trích tuyên bố này là "hành vi cố tình kích động tranh cãi về các tuyên bố chủ quyền trên biển, phá hủy sự hòa bình và ổn định trong khu vực, thể hiện sự vô trách nhiệm".
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cũng cho rằng cáo buộc từ phía Washington là "hoàn toàn phi lý" và "can thiệp vào vấn đề Biển Đông" dù không phải là quốc gia liên quan trực tiếp đến các tranh chấp.
Căng thẳng Mỹ - Trung đang không ngừng leo thang, liên quan đến nhiều vấn đề như Covid-19, Hong Kong, Tây Tạng, cũng như Biển Đông. Trung Quốc gần đây tiến hành một loạt hoạt động gây hấn trên Biển Đông, giữa lúc các nước tập trung đối phó Covid-19, như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám theo tàu khoan của Malaysia.
Đáp lại, Mỹ cũng tăng cường hiện diện trong khu vực, đồng thời từng bày tỏ quan ngại về cuộc tập trận phi pháp của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ ngày 1 đến 5/7. Bộ Quốc phòng Mỹ gọi đây là "hành động phi pháp" và Washington dự kiến bày tỏ quan điểm chính thức về vấn đề này, theo nguồn tin am hiểu vấn đề.
|