Nhằm tận dụng chính sách trợ cấp và tín dụng theo một dự luật trị giá hàng tỷ USD vừa được Tổng thống Mỹ Joe Biden kư thành luật ngày 9/8. Nhà sản xuất chất bán dẫn Micron của Mỹ đă công bố kế hoạch đầu tư 40 tỷ USD đến cuối thập kỷ này vào hoạt động sản xuất chip trong nước.
Micron dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động sản xuất trong nửa cuối thập kỷ này và khoản đầu tư lớn nói trên sẽ “đảm bảo an ninh quốc gia và sự ổn định chuỗi cung ứng của Mỹ khi nhu cầu chip nhớ gia tăng”.
Khoản chi cho hoạt động sản xuất tại Mỹ này là một phần trong kế hoạch đầu tư của Micron vào hoạt động sản xuất và R&D (nghiên cứu và phát triển) trên toàn cầu trị giá 150 tỷ USD trong 10 năm tới.
Micron sẽ công bố thêm thông tin về kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất tại Mỹ nói trên trong vài tuần tới, nhưng công ty này ước tính sẽ tạo ra lên đến 40.000 việc làm mới tại Mỹ.
Micron có các nhà máy ở Boise, Idaho và Bắc Virginia, nhưng hầu hết hoạt động vận hành của công ty lại ở các nước và vùng lănh thổ ở châu Á như Nhật Bản, Singapore và vùng lănh thổ Đài Loan (Trung Quốc), nơi chi phí vận hành thấp hơn.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 9/8 đă kư đạo luật mang tên "Chip và Khoa học" nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất chất bán dẫn trong nước cũng như các ngành chế tạo công nghệ cao khác mà giới chức Mỹ lo ngại đang bị thống trị bởi Trung Quốc.
Đạo luật này bao gồm khoản trợ cấp 52 tỷ USD cho hoạt động sản xuất chất bán dẫn – vốn được sử dụng trong mọi sản phẩm điện tử, từ ô tô và vũ khí công nghệ cao đến các thiết bị công nghệ và tṛ chơi điện tử.
Đạo luật cũng bao gồm một khoản tín dụng thuế đầu tư cho các nhà máy sản xuất chip ước tính trị giá 24 tỷ USD. Ngoài ra, đạo luật cũng sẽ “rót” 200 tỷ USD trong 10 năm để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của Mỹ nhằm cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Micron Sanjay Mehrotra cho rằng đạo luật trên sẽ giúp Micron tăng cường hoạt động sản xuất chip nhớ trong nước từ mức chưa đến 2% thị trường toàn cầu lên 10% trong 10 năm tới, từ đó biến nước Mỹ trở thành “quê hương” của hoạt động sản xuất và nghiên cứu và phát triển (R&D) tiên tiến nhất thế giới.
Nhà Trắng cũng hoan nghênh quyết định đầu tư của Micron và cho biết Qualcomm và GlobalFoundries cũng đạt được thỏa thuận hợp tác, trong đó có 4,2 tỷ USD đầu tư vào sản xuất chip trong kế hoạch mở rộng cơ sở sản xuất tại New York của GlobalFoundries.