Vietbf.com - Tổng Thống Donald Trump đă tố cáo người tiền nhiệm ra lệnh nghe lén điện thoại trong Tháp Trump giữa cuộc tranh cử 2016, đă làm Nhà Trắng phải lập tức hối hả điều tra xem cáo buộc của Trump có bao nhiêu phần sự thật, tuy nhiên ông Trump không đưa ra chứng cớ hoặc cho biết điều ǵ trong cáo buộc này, khiến Giám đốc FBI, ông James Comey phải yêu cầu Bộ Tư Pháp công khai phản bác lại tố cáo của Tổng Thống Donald Trump.
Ông James Comey (phải) bắt tay Tổng Thống Donald Trump hôm 22 Tháng Giêng. (H́nh chụp từ màn h́nh TV của NBC)
Ông Comey nói rằng tố cáo này là sai và phải được đính chính, các giới chức này nói, nhưng cho tới chiều Chủ Nhật, Bộ Tư Pháp chưa đưa ra bất cứ thông báo nào.
Ông Comey đưa ra yêu cầu này hôm Thứ Bảy, sau khi ông Trump đưa ra tố cáo này qua Twitter của ông, và ông Comey đang làm việc với Bộ Tư Pháp để phản bác tố cáo này v́ nó ám chỉ là FBI vi phạm luật, các giới chức nói.
Một phát ngôn viên của FBI từ chối b́nh luận.
Bà Sarah Isgur Flores, phát ngôn viên Bộ Tư Pháp, cũng từ chối b́nh luận.
Yêu cầu của ông Comey là một lời quở trách đáng chú ư đối với một tổng thống đương nhiệm, đồng thời đẩy giới chức công lực hàng đầu của quốc gia vào t́nh huống nghi ngờ sự trung thực của ông Trump.
Sự đối đầu giữa ông Trump và ông Comey là một hậu quả nghiêm trọng nhất đối với hàng loạt tweet tổng thống gởi ra cuối tuần vừa qua, và sự kiện này nhấn mạnh hành động của ông Trump và các phụ tá của ông nguy hiểm như thế nào, và chuyện tung ra một tố cáo không có bằng chứng về vị tổng thống tiền nhiệm sẽ hủy hoại chính quyền non trẻ của nhà tỷ phú địa ốc ra sao, theo NYT.
Xuất hiện trên chương tŕnh “Meet The Press” của đài NBC hôm Chủ Nhật, ông James Clapper, giám đốc t́nh báo quốc gia dưới thời Tổng Thống Obama, nói không có ǵ chứng minh lời tố cáo của ông Trump.
“Hoàn toàn không. Tôi có thể chối bỏ điều này (nghe lén),” ông Clapper, người không c̣n giữ chức vụ này hồi Tháng Giêng, sau khi ông Trump tuyên thệ tổng thống, nói.
Các giới chức khác làm việc dưới thời ông Obama cũng bác bỏ tố cáo này.
Ông Josh Earnest, từng là phát ngôn viên Ṭa Bạch Ốc của ông Obama, nói rằng, các tổng thống không có quyền đơn phương ra lệnh nghe lén công dân Mỹ, như ông Trump tố cáo.
Ông Earnest tố cáo ông Trump tung tố cáo này ra với mục đích lái sự chú ư của công luận sang hướng khác, để họ khỏi chú ư vụ các phụ tá của ông có liên lạc với các giới chức Nga trong lúc vận động tranh cử, bao gồm cả ông Jeff Sessions, hiện là bộ trưởng Bộ Tư Pháp.
FBI và Quốc Hội đang điều tra các tố cáo là các phụ tá của ông Trump có liên lạc với Nga. Hôm Thứ Sáu, sau khi ông Sessions xin rút lui khỏi các cuộc điều tra t́nh nghi Nga có dính vào bầu cử tổng thống Mỹ, một số người từng làm việc trong cuộc vận động của ông Trump xác nhận họ có tiếp xúc với người Nga, nhưng tất cả đều nói không có ǵ là sai trái.
Trong khi đó, Ṭa Bạch Ốc không tỏ bất cứ dấu hiệu nào là sẽ chùn bước trong việc này.
Hôm Chủ Nhật, Ṭa Bạch Ốc đ̣i hỏi Quốc Hội phải điều tra xem cựu Tổng Thống Barack Obama có lạm quyền trong các hành động liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 hay không.
Cũng hôm Chủ Nhật, hai vị dân cử ở lưỡng viện Quốc Hội cho biết sẽ để ư và điều tra tố cáo của ông Trump.
Thượng Nghị Sĩ Richard Burr (Cộng Ḥa-North Carolina), chủ tịch Ủy Ban T́nh Báo Thượng Viện, đưa ra một thông cáo cho biết, ủy ban “sẽ lần theo chứng cứ ở đâu, và chúng tôi sẽ tiếp tục t́m kiếm chứng cứ dựa theo sự kiện và báo cáo của cộng đồng t́nh báo.”
Dân Biểu Devin Nunes (Cộng Ḥa-California), chủ tịch Ủy Ban T́nh Báo Hạ Viện, nói qua một thông cáo rằng ủy ban “sẽ điều tra xem có các hoạt động nghe lén nhắm vào các giới chức hoặc đại diện ứng cử viên trong cuộc bầu cử hay không.”
Tổng Thống Donald Trump đưa ra lời cáo buộc này hôm Thứ Bảy khi ông cáo buộc người tiền nhiệm là ra lệnh nghe lén điện thoại tại ṭa nhà Trump Tower ở New York.
Tuy nhiên, ông Trump không hề đưa ra bằng chứng nào để hậu thuẫn cho cáo buộc này và một phát ngôn viên của ông Obama nhanh chóng mạnh mẽ khẳng định rằng đây là “điều sai lầm” và các nhà lập pháp ở cả hai đảng Cộng Ḥa cũng như Dân Chủ đều đ̣i ông Trump phải đưa bằng chứng.
Ông Sean Spicer, phát ngôn viên Ṭa Bạch Ốc, cho hay trong bản thông cáo đưa ra hôm Chủ Nhật rằng các nguồn tin “liên quan đến việc có thể có các cuộc điều tra do các động cơ chính trị ngay trước cuộc bầu cử 2016 là điều rất đáng quan ngại.”
Ông Spicer cho biết thêm rằng: “Tổng Thống Donald Trump yêu cầu trong cuộc điều tra về các hoạt động của Nga, các ủy ban t́nh báo tại Quốc Hội phải hành xử quyền giám sát của họ để xem là phía hành pháp có lạm dụng quyền hạn trong năm 2016 hay không.”
Hiện chưa rơ là khi ông Spicer nói về “các nguồn tin” th́ đây là nguồn tin nào, và điều ǵ đă khiến ông Trump đưa ra các lời cáo buộc rất nặng nề.
Ông Spicer chấm dứt bản thông cáo bằng cách cho hay cả Ṭa Bạch Ốc lẫn ông Trump đều sẽ không có lời b́nh luận ǵ thêm “có tới khi các cuộc điều tra này được thi hành.”
Ṭa Bạch Ốc cho tới nay không trả lời các câu hỏi của giới truyền thông cũng như của Quốc Hội rằng điều ǵ khiến ông Trump đưa ra cáo buộc là ông Obama ra lệnh nghe lén điện thoại của ḿnh.
Các tổng thống Mỹ, theo quy định pháp luật, không có quyền ra lệnh nghe lén công dân Mỹ.
Việc này đ̣i hỏi các giới chức Bộ Tư Pháp phải thu thập đủ dữ kiện có tính cách thuyết phục để tŕnh lên Ṭa Theo Dơi T́nh Báo Ngoại Quốc (FISC) hầu có được trát cho làm điều này.
Ông Trump cho hay trong một loạt tweet đưa ra sáng Thứ Bảy rằng ông “chỉ mới biết” về việc này, dù rằng không rơ là ông biết qua cuộc thuyết tŕnh của giới hữu trách, qua nói chuyện với người nào khác, hoặc qua một bản tin trên mạng.
Trong thời gian gần đây Tổng Thống Trump đưa ra các bản tweet dựa trên các nguồn tin không thể kiểm chứng và dễ gây sốc mà ông đọc được qua các blog hoặc các trang web có khuynh hướng bảo thủ.
(NV)