Tin tặc đang là nối đau đầu của các quốc gia. Nhưng từ lâu tin tặc cũng đă làm nên những chuyện động trời. Câu chuyện về trùm tin tặc 18 tuổi thoát án tù v́… quá giỏi cho chúng ta thấy những người thực thi luật pháp cũng rất "tinh đời".
Đối mặt với mức án 10 năm tù giam nhưng nhờ vào tài năng của ḿnh, vận mệnh của trùm hacker 18 tuổi đă rẽ sang một hướng khác…
Owen Thor Walker nằm trong danh sách tin tặc cực kỳ nguy hiểm khi mới 18 tuổi
Ngày 27/11/2007, khi người dân tại một khu dân cư trong thành phố Hamilton (New Zealand) đang cùng nhau tận hưởng buổi chiều yên b́nh và mát mẻ th́ đột nhiên có tiếng xe cảnh sát rú lên từng hồi inh ỏi.
Khi người ta c̣n chưa hiểu chuyện ǵ th́ hàng chục cảnh sát xuất hiện trước cửa một ngôi nhà trong khu phố, chẳng nói chẳng rằng xông thẳng vào khám xét. Sau một hồi, họ thu giữ nhiều máy vi tính và thông báo với vợ chồng chủ nhà rằng cậu con trai 18 tuổi của họ chính là một tin tặc cực kỳ nguy hiểm và đang bị truy lùng gắt gao.
Trùm hacker thiên tài
Cuộc điều tra được bắt đầu tiến hành sau một vụ tấn công đánh sập máy chủ của trường Đại học Pennsylvania (Mỹ) năm 2006. Cuộc tấn công được điều khiển thông qua một loại mă độc mang tên botnet do kẻ chủ mưu thiết lập.
Loại mă độc này cho phép hacker có thể điều khiển máy tính từ xa, biến những máy này thành một "xác sống" đợi lệnh từ hacker làm chủ mă độc và sẵn sàng lây nhiễm sang các máy khác.
Sau đó, người ta xác định thủ phạm là Owen Thor Walker.
Dù vẫn đang đi học nhưng Walker đă trở thành “ông trùm” cầm đầu một nhóm hacker quốc tế, đă sử dụng các chương tŕnh máy tính của ḿnh truy cập vào các cơ sở dữ liệu cá nhân, phát tán virus ra khắp thế giới.
Được biết đến với bí danh AKILL, Walker đă tạo một loại virus được mă hóa đặc biệt, không một phần mềm diệt virus nào có thể phát hiện được.
Phần mềm của Walker cho phép xâm nhập vào tên đăng nhập, mật khẩu, cũng như các thông tin thẻ tín dụng cá nhân của người sử dụng máy tính bị nhiễm virus do nhóm tội phạm mạng này phát tán. Phần mềm này cũng được một số nhóm tội phạm mạng khác sử dụng để phạm pháp.
Nhờ vũ khí bí mật này, Walker đă cùng đồng bọn len lỏi vào khoảng 1,3 triệu máy vi tính trên toàn thế giới gây thiệt hại lên tới 20 triệu USD. Không chỉ vậy, cảnh sát c̣n cho biết Walker thuê các tay tin tặc khác, tạo thành một tổ chức phát tán virus có tên A-team (nhóm A), bao gồm các thành viên tại Mỹ và nhiều nước khác, để xây dựng các mạng botnet trên toàn thế giới.
Theo bản cáo trạng, các chuyên gia tin học hàng đầu của FBI cũng phải thừa nhận virus này là “một phần mềm độc hại cực kỳ phức tạp” và chương tŕnh của Walker là một trong những chương tŕnh tinh vi nhất mà họ từng gặp.
“Cậu ta quả thật là quá thông minh và đầy kỹ năng hack”, ông Martin Kleintjes - giám đốc Trung tâm tội phạm điện tử New Zealand đă phải thốt lên như vậy.
Thoát án nhờ tài năng
Sau khi bị bắt, Walker đă thành khẩn khai báo với cảnh sát cách thức hoạt động của hệ thống tội phạm trên mạng mà cậu ta xây dựng. Với thiệt hại nghiêm trọng đă gây ra, cảnh sát cho biết Walker có thể phải đối mặt với án tù 10 năm.
Tại phiên ṭa tối cao ở Hamilton, phía nam Auckland năm 2008, Owen Thor Walker thú nhận ḿnh có vai tṛ chủ chốt trong đường dây tội phạm Internet toàn cầu.
Tuy nhiên, sau khi thống nhất các bên liên quan, thẩm phán và các luật sư đều đồng t́nh cho rằng cảnh sát New Zealand rất quan tâm với việc sử dụng tài năng của Walker vào các công việc hợp pháp phụ vụ cho quốc gia.
Do vậy, Owen Thor Walker đă tự do sau phiên ṭa sau khi trả 10.980 USD cho những thiệt hại mà cậu đă gây ra đồng thời buộc cậu phải nộp các tài sản khác liên quan đến máy tính của ḿnh cho cảnh sát.
Không lâu sau đó, cậu trở thành chuyên gia tư vấn an ninh của TelstraClear, một công ty viễn thông hàng đầu New Zealand thường xuyên xuất hiện tại các hội thảo và xuất hiện trong các hội thảo nhằm giúp người dùng hiểu rơ về những mối đe dọa đối với mạng lưới của họ.